Cần tuân thủ Kế hoạch An toàn Thực phẩm theo quy định của Hoa Kỳ

Người viết: admin - Ngày viết: Thursday, Mar 10, 2022 | 14:10 - Lượt xem: 4386

*/ Kế hoạch An toàn Thực phẩm của bạn có Tuân thủ FDA không?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu hầu hết các cơ sở thực phẩm đã đăng ký phải thực hiện các Kế hoạch Phân tích Mối nguy và Kiểm soát Phòng ngừa Dựa trên Rủi ro (HARPC). Kế hoạch HARPC phải được thiết lập và giám sát bởi một Cá nhân đủ tiêu chuẩn kiểm soát phòng ngừa (PCQI).

PCQI là một cá nhân đã hoàn thành khóa đào tạo theo một chương trình giảng dạy được tiêu chuẩn hóa, hoặc đủ điều kiện thông qua kinh nghiệm làm việc để thiết kế và triển khai hệ thống an toàn thực phẩm.”

Nếu bạn chế biến một số loại thực phẩm để tiêu thụ tại Hoa Kỳ mà không có xây dựng kế hoạch HARPC, cơ sở của bạn có thể không tuân thủ các quy định của FDA.

*/ Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Duy nhất của FDA

Một kế hoạch HARPC phải tuân theo các tiêu chuẩn duy nhất được quy định bởi các quy tắc Kiểm soát phòng ngừa của FDA. Các hệ thống an toàn thực phẩm khác, chẳng hạn như kế hoạch Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) được thực hiện như một phần của chứng nhận BRC, ISO 22000 hoặc GFSI có thể không hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu Kiểm soát Phòng ngừa của FDA.

“BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.”

“Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thược phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh thế toàn cầu. Điểm khác biệt giữa ISO 22000:2005 và HACCP là ISO 22000:2005 qui định thêm các yêu cầu về Hệ thống quản lý với cấu trúc tương tự ISO 9001, điều này đã tạo thuận lợi cho việc tích hợp ISO 22000 và ISO 9001.”

“GFSI là viết tắt bởi cụm từ (Global Food Safety Initiative) Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu. Đây là một sáng kiến định hướng kinh doanh cho việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để đảm bảo các cơ sở thực phẩm đang chế biến thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.”

*/ Sự khác biệt chính giữa HACCP và HARPC

Mối nguy hiểm

Ngoài các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý thường được xác định trong kế hoạch HACCP, kế hoạch HARPC cũng phải xem xét:

+ Các mối nguy phóng xạ

+ Chất gây dị ứng

+ Các mối nguy cần kiểm soát trong chuỗi cung ứng

+ Các mối nguy được đưa ra vì lợi ích kinh tế

Kiểm soát

Trong khi các kế hoạch HACCP có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát quá trình tại các điểm kiểm soát quan trọng, kế hoạch HARPC cũng có thể áp dụng:

+ Kiểm soát chất gây dị ứng

+ Kiểm soát vệ sinh

+ Kiểm soát chuỗi cung ứng

+ Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa khác

Các thành phần

HARPC đề cập đến các thành phần không được xử lý bởi HACCP. Theo HARPC, hầu hết các cơ sở được yêu cầu xây dựng và thiết lập:

+ Kế hoạch thu hồi

+ Một chương trình chuỗi cung ứng

*/ Các thành phần của kế hoạch HARPC

Phân tích mối nguy

Phân tích các mối nguy sinh học, hóa học, vật lý, phóng xạ và chất gây dị ứng đã biết hoặc có thể lường trước một cách hợp lý đối với từng loại thực phẩm do cơ sở sản xuất. Một cơ sở phải xem xét các mối nguy có thể cố ý đưa vào để thu lợi kinh tế.

Kiểm soát phòng ngừa

Các biện pháp kiểm soát được áp dụng để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe liên quan đến các mối nguy đã xác định. Chúng có thể bao gồm kiểm soát quá trình, kiểm soát chất gây dị ứng hoặc kiểm soát vệ sinh.

Chương trình chuỗi cung ứng

Một kế hoạch để đảm bảo các mối nguy được kiểm soát trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Các nhà sản xuất phải xác định các biện pháp kiểm soát do nhà cung cấp áp dụng và thiết lập các biện pháp kiểm soát đối với các mối nguy mà nhà cung cấp không giải quyết.

Kế hoạch thu hồi

Một kế hoạch thiết lập các thủ tục để thông báo cho các bên thích hợp về việc thu hồi, tiến hành kiểm tra tính hiệu quả để xác minh việc thực hiện thu hồi và xử lý sản phẩm bị thu hồi. Cơ sở phải xây dựng kế hoạch thu hồi nếu xác định được mối nguy cần có biện pháp kiểm soát phòng ngừa.

Giám sát

Thủ tục theo dõi/giám sát và lập hồ sơ việc áp dụng các biện pháp kiểm soát phòng ngừa để xác định xem các biện pháp kiểm soát có đang hoạt động như dự kiến hay không.

Hành động khắc phục

Các thủ tục mà cơ sở phải ban hành và lập thành văn bản nếu phát hiện ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa không được thực hiện đúng cách.

Xác nhận

Các thủ tục xác minh và xác nhận các thành phần của kế hoạch HARPC, bao gồm xác nhận các biện pháp kiểm soát phòng ngừa cũng như xác minh các thủ tục giám sát và các hành động khắc phục.

Lưu trữ hồ sơ

Tài liệu về tất cả các thành phần được đề cập trong kế hoạch HARPC. FDA yêu cầu tất cả các hồ sơ liên quan đến an toàn thực phẩm phải được lưu giữ tối thiểu là hai năm.

Nếu Kế hoạch Đảm bảo an toàn thực phẩm của bạn không có tất cả các thành phần nêu trên, bạn có thể đang vi phạm các quy định của FDA.

*/ Thực thi hoạt động kiểm soát phòng ngừa của FDA

Tính từ khi bắt đầu áp dụng cho đến ngày 25/4/2019, FDA đã ban hành ít nhất 645 trích dẫn/thông báo đối với các vi phạm về Kiểm soát Phòng ngừa. Các trích dẫn phổ biến bao gồm:

  • “Bạn đã không có một kế hoạch an toàn thực phẩm bằng văn bản.”
  • “Bản phân tích mối nguy của bạn không xác định được mối nguy đã biết hoặc có thể lường trước được một cách hợp lý cần phải có biện pháp kiểm soát phòng ngừa.”
  • “Bạn đã không thực hiện các quy trình bằng văn bản đầy đủ để giám sát các biện pháp kiểm soát vệ sinh.”
  • “Bạn đã không xác định được biện pháp kiểm soát phòng ngừa đối với một mối nguy khi cần thiết.”
  • “Các quy trình kiểm soát chất gây dị ứng của bạn không bao gồm các biện pháp kiểm soát thích hợp cho việc ghi nhãn.”

FDA thường xuyên kiểm tra các kế hoạch HARPC của các cơ sở sản xuất thực phẩm đã đăng ký, do đó các doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ để tránh những hành động pháp lý tốn kém.

Lê Thành Kông – Phòng HC&QLĐL