Tiêu chuẩn cho một hệ thống nông sản bền vững

Người viết: admin - Ngày viết: Monday, Nov 1, 2021 | 16:23 - Lượt xem: 3238

Có quá nhiều người bị đói trên thế giới, nhưng nếu chúng ta có một hệ thống nông sản thực phẩm bền vững, mọi người sẽ có đủ ăn và môi trường sẽ không bị ảnh hưởng. Nhận thấy có nhiều điều chúng ta có thể làm để đạt được điều này, chủ đề của Ngày Lương thực Thế giới năm nay là “Hành động của chúng ta là tương lai của chúng ta” và ISO có nhiều tiêu chuẩn để trợ giúp.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 26030 về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững – Hướng dẫn sử dụng ISO 26000: 2010 trong chuỗi thực phẩm, cung cấp hướng dẫn về cách một tổ chức trong chuỗi sản xuất thực phẩm có thể đóng góp vào phát triển bền vững. Nó sẽ giúp các tổ chức như công ty thực phẩm, trang trại, hợp tác xã, nhà chế biến và người bán lẻ phát triển một danh sách các hoạt động giúp họ có trách nhiệm hơn với xã hội.

Đặc điểm kỹ thuật chỉ là một trong hơn 1600 tiêu chuẩn ISO và tài liệu hướng dẫn cho lĩnh vực sản xuất thực phẩm trực tiếp giúp chấm dứt nạn đói trên thế giới bằng cách tạo niềm tin vào các sản phẩm thực phẩm, cải tiến phương pháp canh tác nông nghiệp, thúc đẩy mua hàng bền vững và có đạo đức. Chúng bao gồm bộ tiêu chuẩn ISO 22000 về quản lý an toàn thực phẩm trong đó bao hàm các tiêu chuẩn liên quan đến sản xuất thực phẩm, nuôi trồng, đóng gói, cung cấp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Giúp ngành nông nghiệp thực hiện các thực hành bền vững và kiếm được một mức lương đủ sống là điều cần thiết. Hiệp định Hội thảo Quốc tế IWA 29, Tổ chức nông dân chuyên môn hóa – Hướng dẫn, hỗ trợ điều này bằng cách đóng góp vào tính chuyên nghiệp của các tổ chức nông dân sản xuất nhỏ ở các thị trường mới nổi, cho phép họ tham gia thị trường toàn cầu. Nó được bổ sung bởi bộ tiêu chuẩn ISO 34101 về ca cao bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc, cung cấp một bộ hướng dẫn về thực hành nông nghiệp lành mạnh với môi trường, truy xuất nguồn gốc tốt hơn đối với hạt ca cao và cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả những người tham gia vào chuỗi cung ứng ca cao.

ISO cũng có một số tiêu chuẩn hướng đến các phương pháp sản xuất bền vững và có trách nhiệm, chẳng hạn như ISO 26000 về trách nhiệm xã hội và ISO 20400 về mua sắm bền vững. Những điều này khuyến khích những điều kiện làm việc có đạo đức và thúc đẩy thực hành mua hàng có đạo đức trong toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm.

Lê Thành Kông theo iso.org