Saturday, Nov 26, 2022 @ 10:10

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thực hành 5S nhằm thúc đẩy năng suất chất lượng

Thực hiện Kế hoạch số 408/KH-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc nâng cao năng suất và chất lượng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, ngày 26/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về năng suất chất lượng.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở KH&CN; Đại diện Sở GD&ĐT, Sở Y tế; Đại diện các phòng GD&ĐT, phòng Kinh tế Hạ tầng, phòng Kinh tế các huyện, thành phố; Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Đại diện các trường THCS; Đại diện các trường: Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp, Cao đẳng nghề công nghiệp Việt – Hàn, Đại học Nông – Lâm Bắc Giang; Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.

Ảnh: đồng chí Triệu Ngọc Trung – Phó giám đốc sở Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc hội nghị.

Khai mạc hội nghị, đồng chí Triệu Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Sau gần 6 tháng triển khai mô hình điểm áp dụng công cụ 5S tại 12 cơ sở giáo dục (gồm 02 trường THPT và 10 trường THCS) trên địa bàn tỉnh, cơ bản cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã có nhận thức cơ bản về lợi ích và phương pháp triển khai thực hành 5S; Các tài liệu hồ sơ, đồ dùng trong khu vực giảng dạy và học tập được sắp xếp sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy; Học sinh đã có ý thức trách nhiệm, tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung…

Trong thời gian tới, Sở KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp, triển khai công cụ 5S tại 20 cơ sở giáo dục (gồm 10 trường tiểu học và 10 trường mầm non) và tại một số cơ quan nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, góp phần giúp môi trường học tập, làm việc luôn xanh, sạch, đẹp, thân thiện, chuyên nghiệp; đồng thời rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, sự tự giác cho mọi người.

Ảnh: Chuyên gia năng suất chất lượng truyền đạt kiến thức về 5S.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam trình bày các nội dung: Lý do lựa chọn áp dụng công cụ 5S; Khái niệm, ý nghĩa, lợi ích của áp dụng 5S; Giới thiệu một số hình ảnh áp dụng 5S tại mô hình điểm cơ sở giáo dục của tỉnh; Giới thiệu chung về công cụ 5S, nguyên tắc thực hành tốt 5S, nhận biết về các loại lãng phí trong đơn vị, lợi ích của việc áp dụng 5S; Giới thiệu các bước triển khai 5S, phương pháp đánh giá và duy trì 5S; Đánh giá nội bộ thực hành công cụ 5S theo định nghĩa, nguyên tắc, các cấp độ và chuẩn mực…

Trong chương trình tập huấn, các trường tham gia mô hình điểm áp dụng công cụ 5S đã tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, triển khai; nâng cao kiến thức về xây dựng, áp dụng công cụ 5S. Từ đó, có thể truyền đạt, tham mưu, tổ chức triển khai, áp dụng, duy trì công cụ 5S tại đơn vị mình đạt hiệu quả cao nhất./.

Lê Thành Kông – phòng HC&QLĐL

Friday, Aug 19, 2022 @ 9:01

Ứng dụng 5S nâng chất lượng dạy và học tại Bắc Giang

Thực hiện kế hoạch số 408 ngày 29/8/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về “Nâng cao năng suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”, năm nay, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai mô hình điểm áp dụng mô hình 5S tại 12 cơ sở giáo dục. Dù mới tiếp cận song các nhà trường đã sẵn sàng để thay đổi tạo thói quen tốt cho học sinh.

Loại bỏ những vật dụng không cần thiết

Mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) là phương pháp quản lý của người Nhật được sử dụng trong sản xuất nhưng dần được áp dụng rộng rãi đối với nhiều lĩnh vực, mang lại hiệu quả thiết thực. Triển khai điểm tại 12 cơ sở giáo dục (10 trường THCS, 2 trường THPT) trên địa bàn tỉnh, Viện Năng suất Việt Nam hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các bước, trước hết là sàng lọc, sắp xếp các thiết bị phục vụ dạy, học, bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ.

Giáo viên Trường THCS Nham Biền số 1 (Yên Dũng) sắp xếp lại đồ dùng phục vụ giảng dạy.

Theo đó những vật dụng không cần thiết được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, đặt ở vị trí thuận tiện cho người sử dụng, dễ dàng tìm thấy và trả lại. Do đó, giáo viên, học sinh nhà trường có thể tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

“Từ những hoạt động này, 5S nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của mọi người, qua đó thầy cô giáo, học sinh có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn trong công việc, học tập”, ông Cao Hoàng Long, chuyên gia Viện Năng suất Việt Nam chia sẻ.

Ngay khi phát động, ký biên bản ghi nhớ, các nhà trường đã triển khai, bước đầu phát huy hiệu quả. Ghi nhận tại Trường THPT Lạng Giang số 1, sau buổi tập huấn bằng hình thức “cầm tay chỉ việc”, Ban chỉ đạo thực hiện 5S của nhà trường thành lập 4 nhóm phụ trách các khu vực (nhà xe, sân trường; phòng học; phòng chức năng và khu hiệu bộ) để rà soát lại đồ dùng, tài liệu, loại bỏ đi những thứ không còn cần thiết nhưng chiếm dụng không gian.

Nhờ đó nhiều thiết bị, đồ dùng học tập hỏng hóc, cũ nát cất giữ trong kho, gầm cầu thang, nóc tủ, góc phòng từ nhiều năm nay được dẹp dọn, thanh lý. Tương tự, chỉ trong 1 tuần sàng lọc, Trường THCS Nham Biền số 1 (Yên Dũng) đã loại bỏ hơn 2 tạ tài liệu mà theo quy định không còn giá trị; nhiều vật phẩm phục vụ thực hành hết hạn sử dụng được đưa đi tiêu hủy.

Qua bước đầu tiên này, nhà trường tiến hành sắp xếp, bố trí công năng phù hợp nhất nhưng dễ nhận biết, dễ lấy, dễ cất giữ để cán bộ, giáo viên, học sinh duy trì.

Cô giáo Ninh Thị Thiềng, Hiệu trưởng Trường THCS Nham Biền số 1 nói: “Hai công đoạn trên là đơn giản nhất trong tổng thể mô hình 5S nhưng khi bước vào thực hiện cũng gặp khó khăn bởi phần lớn cán bộ, giáo viên đều có thói quen tích lũy tài liệu, đồ dùng cá nhân nhưng ngại dọn dẹp. Khi sàng lọc, sắp xếp xong ai cũng thấy phòng làm việc, phòng học rộng rãi, gọn gàng hơn”.

Tạo môi trường thân thiện

Môi trường làm việc là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc. Với tiêu chí sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, mô hình 5S giúp phân loại, bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh, bảo đảm môi trường, mỹ quan, thuận tiện cho công việc.

Do đó, xây dựng, triển khai mô hình sẽ mang lại những hiệu quả tích cực và lợi ích dài lâu. Tuy nhiên, đánh giá bước đầu thực hiện, nhiều trường đang gặp khó khăn trong xây dựng chương trình hành động, các điều kiện về cơ sở vật chất cũng khó đáp ứng được việc thay đổi ngay lập tức thói quen của giảng viên, học sinh…

Năm 2022, Sở KH&CN sẽ triển khai mô hình điểm áp dụng 5S tại 10 trường THCS gồm: Lê Lợi (TP Bắc Giang), Tân Hưng (Lạng Giang), Cao Xá (Tân Yên), Đông Phú (Lục Nam), Phì Điền (Lục Ngạn), An Châu (Sơn Động), thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), Nham Biền số 1 (Yên Dũng), Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), Hoàng Ninh (Việt Yên) và hai trường THPT: Lạng Giang số 1, Yên Dũng số 3.

Tại trường THPT Lạng Giang số 1, dù nhiều thiết bị phục vụ việc học như: Bàn ghế, đồ dùng thí nghiệm… đã xuống cấp song nhà trường không có điều kiện để bỏ đi, thay mới; một số phòng học đã bị bong tróc lớp sơn nhưng cũng không thể thực hiện ngay việc cải tạo, sửa chữa.

Hay như trường THCS Tân Hưng (cùng huyện Lạng Giang), do chưa hoàn thiện cơ sở vật chất nên việc bố trí các khu vực, nhất là điểm để xe của giáo viên khó khăn…

Theo kế hoạch số 408 của UBND tỉnh, giai đoạn 2021-2025 sẽ áp dụng điểm mô hình 5S tại 32 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Trong đó năm 2022 sẽ triển khai xây dựng mô hình điểm áp dụng 5S tại 12 cơ sở giáo dục ở cấp THCS, THPT; những năm tiếp theo sẽ thực hiện tại 20 cơ sở ở cấp tiểu học và mầm non. Trợ lực cho các nhà trường, từ nguồn ngân sách, UBND tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng/trường.

Với trách nhiệm của mình, Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (Sở KH&CN) thành lập tổ hỗ trợ, sẵn sàng giải đáp thắc mắc cũng như hướng dẫn các đơn vị triển khai phần việc liên quan. Cùng đó giao cán bộ phụ trách các trường và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của đơn vị mình phụ trách.

Ông Hoàng Công Bình, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng nói: “Mục tiêu của triển khai ứng dụng 5S trong trường học nhằm thay đổi, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp, qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy, học tại các nhà trường. Việc triển khai hiệu quả trong năm nay sẽ tạo tiền đề triển khai ở cấp học thấp hơn trong những năm tiếp theo”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết – Báo Bắc Giang

Tuesday, Aug 16, 2022 @ 17:00

Tập huấn bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồng Giang năm 2022

Thực hiện Kế hoạch số 64/KH-KHCN ngày 9/5/2022 của Sở Khoa học và Công nghệ về thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã tại UBND xã Phúc Hòa (Tân Yên) và UBND xã Hồng Giang (Lục Ngạn), ngày 16/8/2022, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồng Giang năm 2022.

Ảnh: Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồng Giang năm 2022.

Tham dự hội nghị có đại diện Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Sở KH&CN, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông (dự và truyền đạt tại hội nghị), đại diện UBND huyện Lục Ngạn, Vietel Bắc Giang, Lãnh đạo và công chức UBND xã Hồng Giang (mô hình thí điểm xây dựng chuyển đổi số cấp xã), các tổ công nghệ cộng đồng tại 14 thôn trên địa bàn xã Hồng Giang.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã được báo cáo viên truyền đạt những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số như: tổng quan về chuyển đổi số; xu hướng phát triển chuyển đổi số; kỹ năng chuyển đổi số; thanh toán trực tuyến; dịch vụ công trực tuyến, …

Ảnh: Ông Hoàng Công Bình, Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL – đại diện Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của sở KH&CN phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đại diện Ban chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, ông Hoàng Công Bình nhấn mạnh để triển khai có hiệu quả chương trình chuyển đổi số cần có sự vào cuộc của cả chính quyền và người dân, cùng sự phối hợp của các đơn vị, tổ chức có liên quan trên địa bàn xã Hồng Giang.

Ảnh: Báo cáo viên truyền đạt các nội dung của Hội nghị.

Với những kiến thức được truyền đạt tại hội nghị, các công chức xã, tổ công nghệ cộng đồng sẽ có được những kỹ năng cơ bản để triển khai chương trình chuyển đổi số, tuyên truyền, hoặc hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp người dân cài đặt, sử dụng theo hình thức đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người và các hình thức khác hoặc kết hợp các hình thức phù hợp với đặc thù của địa phương.

Lê Thành Kông – phòng HC&QLĐL

Wednesday, May 25, 2022 @ 7:54

Bản tin TBT Tháng 5/2022

TRONG SỐ NÀY

******

TIN CẢNH BÁO

  • Thông báo của Mông Cổ về thực phẩm đóng gói sẵn
  • Thông báo của Miến Điện về thực phẩm đóng gói sẵn
  • Thông báo của Philippine về thực phẩm đóng gói sẵn
  • Thông báo của Philippine về thực phẩm chế biến
  • Thông báo của Hội đồng hợp tác các nước Ả rập vùng Vịnh về thịt ướp lạnh và đông lạnh
  • Thông báo của Braxin về dầu thực vật
  • Thông báo của Ai Cập về thông quan thực phẩm
  • Thông báo của Ai Cập về kiểm soát thực phẩm
  • Thông báo của Mexico về đồ uống
  • Thông báo của Hàn Quốc về ghi nhãn và quảng cáo hóa chất tiêu dùng
  • Thông báo của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất về thiết bị điện
  • Thông báo của Thái Lan về khẩu trang vệ sinh dùng 1 lần

THÔNG TIN PHÁP LUẬT

  • Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
  • Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG – HỘI NHẬP

  • Các quy định nhập khẩu gạo vào thị trường Bắc Âu

TRAO ĐỔI – THẢO LUẬN

  • Hỏi đáp quy định pháp luật về dấu định lượng và lượng thiếu cho phép.

 

I. TIN CẢNH BÁO

* Lĩnh vực thực phẩm

Thông báo của Mông Cổ về thực phẩm đóng gói sẵn

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/MNG/15 ngày 22/4/2022, Mông Cổ thông báo ban hành Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu MNS 6648, Tiêu chuẩn về các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

Mục đích của tiêu chuẩn: Yêu cầu về an ninh quốc gia; Thông tin cho người tiêu dùng, nhãn mác; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Tiêu chuẩn dự kiến thông qua ngày 30/6/2022.

 

Thông báo của Miến Điện về thực phẩm đóng gói sẵn

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/MMR/8 ngày 21/4/2022, Miến Điện thông báo Chỉ thị về Ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn (lệnh chỉ thị (8/2022); (31 trang, bằng tiếng Miến Điện).

Miến Điện đã công bố Chỉ thị quy định ghi nhãn đối với thực phẩm đóng gói sẵn áp dụng cho tất cả thực phẩm đóng gói sẵn được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Chỉ thị sẽ có hiệu lực sau 1 năm kể từ khi công bố và sau đó sẽ có giai đoạn sửa đổi là 3 tháng đối với doanh nghiệp lớn, 6 tháng đối với doanh nghiệp vừa và 9 tháng đối với doanh nghiệp nhỏ.

Cung cấp thông tin liên quan đến chất lượng, an toàn và sức khỏe của thực phẩm bao gói sẵn để người tiêu dùng lựa chọn đúng cách, thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn được quản lý sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản, phân phối, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, trưng bày, quảng bá trên thị trường tuân thủ các tiêu chuẩn địa phương và quốc tế và hỗ trợ cơ chế truy xuất nguồn gốc; Thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu nhãn mác; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; Yêu cầu chất lượng.

Chỉ thị này được thông qua ngày 20/1/2022 và có hiệu lực kể từ ngày 20/1/2023.

Thông báo của Philippine về thực phẩm đóng gói sẵn

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/PHL/285 ngày 25/4/2022, Philippine thông báo ban hành Hướng dẫn về Chứng nhận tự nguyện các vật phẩm tiếp xúc thực phẩm được sử dụng cho sản phẩm thực phẩm chế biến đóng gói sẵn; (15 trang, bằng tiếng Anh), cụ thể như sau:

  1. Xây dựng hướng dẫn về việc thực hiện chứng nhận tự nguyện các vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến đóng gói sẵn.
  2. Cung cấp thông tin về quá trình đăng ký chứng nhận tự nguyện cho các bên liên quan.

Mục đích của quy định: Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: ngày 24/6/2022.

Thông báo của Philippine về thực phẩm chế biến

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/PHL/286 ngày 26/4/2022, Philippine thông báo dự thảo Lệnh hành chính của Bộ Y tế về Các quy tắc và quy định sửa đổi cấp phép cơ sở thực phẩm và đăng ký thực phẩm chế biến, và các sản phẩm thực phẩm khác, và vì các Mục đích khác, đồng thời bãi bỏ Lệnh Hành chính số 2014-0029; (43 trang, bằng tiếng Anh).

Lệnh này nhằm mục đích:

  1. Sửa đổi một số quy định của Lệnh Hành chính số 2014-0029 trong việc cấp phép cho các cơ sở thực phẩm và đăng ký các sản phẩm thực phẩm để áp dụng hệ thống áp dụng mới phù hợp với luật, chương trình, chính sách quốc gia hiện hành và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đã được thông qua và các thông lệ tốt nhất.
  2. Tuân thủ các mục tiêu của Quy định số 8792 hoặc “Luật thương mại điện tử năm 2000” và bất kỳ luật liên quan nào khác.
  3. Để phù hợp với các yêu cầu của Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau theo ngành của ASEAN (viết tắt là MRA) đối với Hệ thống kiểm tra và chứng nhận về vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn.

Mục đích của quy định: Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: ngày 25/6/2022.

 

Thông báo của Hội đồng hợp tác các nước Ả rập vùng Vịnh về Thịt ướp lạnh và đông lạnh

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/ARE/530, G/TBT/N/BHR/624, G/TBT/N/KWT/590, G/TBT/N/OMN/459, G/TBT/N/QAT/611, G/TBT/N/SAU/1237, G/TBT/N/YEM/218, ngày 28/4/2022, Hội đồng hợp tác các nước Ả rập vùng Vịnh (gồm: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Vương quốc Ba ranh, Cô oét, Ô man, Qatar, Vương quốc Ả rập Saudi, Yemen) thông báo cập nhật Quy chuẩn kỹ thuật GCC của UAE về thịt ướp lạnh và đông lạnh (11 trang, bằng tiếng Ả rập).

Quy chuẩn vùng Vịnh này liên quan đến các loại thịt ướp lạnh bao gồm thịt đỏ, thỏ, đà điểu, chim đã được thuần hóa, (nguyên con và miếng) và không bao gồm các sản phẩm thịt được phủ với vụn bánh mì và bột nhào.

Mục đích của quy chuẩn: Thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảm yêu cầu về nhãn mác; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; Yêu cầu chất lượng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

Thông báo của Braxin về dầu thực vật

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/BRA/1375, ngày 4/5/2022, Braxin thông báo ban hành Sắc lệnh của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung cấp Thực phẩm (gọi tắt là MAPA) số 418, ngày 30 tháng 3 năm 2022; (2 trang, bằng tiếng Bồ Đào Nha).

Sắc lệnh MAPA số 418 sửa đổi các Phụ lục I, I * và III của Hướng dẫn quy phạm số 49 ngày 22 tháng 12 năm 2006, phê duyệt quy chuẩn kỹ thuật về nhận dạng và chất lượng của dầu thực vật tinh luyện; việc lấy mẫu; các thủ tục bổ sung; và lộ trình phân loại dầu thực vật tinh chế.

Mục đích của quy định: Xác định các đặc điểm nhận dạng và chất lượng của dầu thực vật tinh luyện.

Sắc lệnh được thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 2/5/2022.

Thông báo của Ai Cập về thông quan thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/EGY/319, ngày 9/5/2022, Ai cập thông báo ban hành Quyết định số 9/2021 của Giám đốc Cục An toàn thực phẩm quốc gia (NFSA) về việc xử lý lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc diện thông quan tạm thời; (13 trang, bằng tiếng Ả Rập).

Quyết định này quy định đối với lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc diện tạm thời cho thông quan gồm các nội dung sau:

  1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị nhập khẩu và Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc gia.
  2. Thủ tục thông quan tạm thời.
  3. Xử lý vi phạm đối với lô hàng thực phẩm nhập khẩu.
  4. Đình chỉ hoặc hủy bỏ việc cấp phép nhập khẩu thực phẩm.

Giảm thời gian giải phóng lô hàng thực phẩm nhập khẩu theo quy định tạm thời thông quan, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại.

Mục đích của quy định: Giảm các rào cản thương mại và tạo thuận lợi cho thương mại.

Quy định này có được thông qua ngày 11/11/2021 và có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2021.

Thông báo của Ai Cập về kiểm soát thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/EGY/320, ngày 9/5/2022, Ai cập thông báo ban hành Quyết định số 10/2021 của Giám đốc Cục An toàn thực phẩm quốc gia (NFSA) về việc Quy định công nhận Hệ thống kiểm soát do Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu áp dụng trong hoạt động Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu; (17 trang, bằng tiếng Ả Rập).

Quyết định này quy định việc tiến hành đánh giá tổng thể hoặc từng phần hệ thống kiểm soát thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (viết tắt là ECCA) thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống trong bối cảnh ký kết các thỏa thuận tương đương hoặc công nhận lẫn nhau. Quyết định này cho phép xác nhận rằng hệ thống kiểm soát thực phẩm (ECCA) là dựa trên cơ sở khoa học và đạt được các mục tiêu an toàn thực phẩm phù hợp với các yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm của NFSA.

Mục đích của quy định: đảm bảo an toàn và chất lượng của thực phẩm.

Quy định này có được thông qua ngày 11/11/2021 và có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2021.

Thông báo của Mexico về đồ uống

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/MEX/509, ngày 28/4/2022, Mexico thông báo Dự thảo Tiêu chuẩn Mexico, ký hiệu PROY-NOM-257-SE-2021, về Đồ uống có cồn – rượu Raicilla – Ký hiệu, thông số kỹ thuật, thông tin thương mại và phương pháp thử nghiệm) (20 trang, bằng tiếng Tây Ban Nha)

Dự thảo Tiêu chuẩn quy định về các ký hiệu và thông số kỹ thuật cần đáp ứng của rượu raicilla được sản xuất và đóng gói trong khu vực được bảo hộ xuất xứ, cũng như thông tin thương mại được hiển thị trên nhãn của nó khi bán trên thị trường ở Mexico và nước ngoài.

Mục đích của tiêu chuẩn: Thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo yêu cầu về nhãn mác; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Yêu cầu chất lượng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

* Lĩnh vực khác

Thông báo của Hàn Quốc về ghi nhãn và quảng cáo hóa chất tiêu dùng

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/KOR/1069, ngày 28/4/2022, Hàn Quốc thông báo dự thảo Quy định của Bộ Môi trường (viết tắt là ME) về Ghi nhãn và Quảng cáo sản phẩm hóa chất tiêu dùng (2 trang, bằng tiếng Hàn).

Theo đó, Thông báo quy định chặt chẽ hơn về nhãn mác và quảng cáo sản phẩm. Các cụm từ bị hạn chế đối với việc Ghi nhãn và Quảng cáo Sản phẩm Hóa chất Tiêu dùng được quy định như sau:

1) Các cụm từ có thể bị hiểu nhầm là không độc hại;

2) Các cụm từ có thể bị hiểu nhầm là không có tác động tiêu cực đến môi trường hoặc thiên nhiên, v.v. ;

3) Các cụm từ có thể dẫn đến việc sử dụng quá nhiều sản phẩm hoặc gây ra việc sử dụng sản phẩm không chính xác bằng cách gây hiểu nhầm rằng không có hại cho sản phẩm;

4) Các cụm từ có thể gây hiểu nhầm là không có tác động tiêu cực đến con người hoặc động vật.

Mục đích của quy định: Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Quy định dự kiến thông qua tháng 6/2022 và có hiệu lực tháng 8/2023.

Hạn góp ý cuối cùng: 40 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất về thiết bị điện

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/ARE/529, ngày 26/4/2022, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) thông báo Quy chuẩn Kỹ thuật của UAE về ghi nhãn – Nhãn hiệu quả năng lượng cho thiết bị điện. Phần 10: Dụng cụ nấu ăn; (7 trang, bằng tiếng Anh và tiếng Ả Rập).

Quy chuẩn này thiết lập các yêu cầu đối với việc ghi nhãn và cung cấp thông tin bổ sung về sản phẩm đối với lò nướng điện và khí đốt trong nước (kể cả khi kết hợp với bếp nấu) và nó cũng bao gồm các bếp điện và/hoặc khí trong nước.

Quy chuẩn này sẽ không áp dụng đối với:

  • Lò sử dụng các nguồn năng lượng không phải là điện hoặc khí đốt;
  • Lò có chức năng ‘làm nóng vi sóng’;
  • Lò nướng di động; · Lò lưu trữ nhiệt;
  • Lò được làm nóng bằng hơi nước như một chức năng sưởi ấm chính;
  • Lò được thiết kế chỉ để sử dụng với các loại khí thuộc ‘họ thứ ba’ (propan và butan).

Mục đích của quy chuẩn: Thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảm yêu cầu về nhãn mác; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; Bảo vệ môi trường

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

Thông báo của Thái Lan về khẩu trang dùng một lần

*******

Theo tin cảnh báo số G/TBT/N/THA/664, ngày 21/4/2022, Thái Lan thông báo Dự thảo Quy định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về khẩu trang hợp vệ sinh dùng một lần (TIS 2424–25XX (20XX)); (14 trang, bằng tiếng Thái)

Dự thảo quy định cấp bộ bắt buộc khẩu trang hợp vệ sinh dùng một lần phải phù hợp với tiêu chuẩn về khẩu trang hợp vệ sinh dùng một lần (TIS 2424-25XX (20XX)). Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến khẩu trang hợp vệ sinh sử dụng một lần được sử dụng để lọc hạt nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Tiêu chuẩn không đề cập đến các thiết bị bảo vệ đường hô hấp: lọc không khí dạng hạt (TIS 2199) và thiết bị bảo vệ đường hô hấp: kết hợp hạt và khí và hơi (TIS 2382).

Mục đích của quy định: Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

Ghi chú: Thông tin chi tiết về các thông báo, vui lòng liên hệ với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang để được hỗ trợ.

(Lê Thành Kông dịch từ các Thông báo TBT của WTO)

 

II. THÔNG TIN PHÁP LUẬT

Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030

*******

Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg ban hành chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; góp phần phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, con người, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam; tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế.

Về các định hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chiến lược tập trung vào các nội dung chủ yếu gồm:

– Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tập trung phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bao trùm, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

– Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

– Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

– Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Chiến lược cũng nêu rõ những định hướng cụ thể về phát triển nghiên cứu khoa học, phát triển nghiên cứu công nghệ ứng dụng, hoạt động đổi mới sáng tạo.

Đồng thời Chiến lược cũng đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra.

Để tổ chức thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược của ngành khoa học và công nghệ; đôn đốc các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Chiến lược này. Đồng thời tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 5 năm, hàng năm phù hợp với Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; các chương trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia, v.v…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

 

Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

*******

Ngày 10/5/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV).

Theo đó, Thông tư này hướng dẫn một số điều về hỗ trợ công nghệ (không bao gồm khoản 5 Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP); tư vấn; phát triển nguồn nhân lực (không bao gồm khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP); hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; nội dung quản lý các hoạt động hỗ trợ DNNVV.

Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định DNNVV.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

– Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV.

– Bên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ DNNVV. Trường hợp bên cung cấp là tổ chức thì phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ DNNVV.

Về chế độ ưu tiên, Thông tư quy định rõ các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ các DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ, DNNVV là doanh nghiệp xã hội.

Theo Thông tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn làm đầu mối tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV tại địa phương.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2022. Bãi bỏ Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV và Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư vấn cho DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên.

 (Lê Thành Kông)

III. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG – HỘI NHẬP

Các qui định nhập khẩu gạo vào thị trường Bắc Âu

*******

Các nước Bắc Âu là các nước không trồng lúa gạo. Do vậy, các nước này phải nhập khẩu hoàn toàn gạo cho tiêu dùng và sản xuất. Trong năm 2020, các nước Bắc Âu nhập khẩu 147.718 tấn gạo, trị giá 186,52 triệu USD, trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 5,8 triệu USD, tương đương với 7.353 tấn, với giá trung bình là 740 USD/tấn. Hiện nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu gạo xay xát sang khu vực Bắc Âu. Tuy kim ngạch xuất khẩu chưa phải là nhiều, chỉ chiếm 3,1% thị phần nhập khẩu tại Bắc Âu, nhưng với tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, trung bình 54%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như dần có vị trí vững chắc tại thị trường gạo khu vực Bắc Âu, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang giới thiệu một số quy định nhập khẩu gạo vào thị trường Bắc Âu.

Tất cả các loại thực phẩm, bao gồm gạo, được bán tại Liên minh Châu Âu (EU) phải tuân thủ theo Luật Thực phẩm châu Âu, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các qui định về chất phụ gia, chất ô nhiễm, giới hạn đối với mức độ tồn dư thuốc trừ sâu và độc tố nấm phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Các yêu cầu phổ biến nhất liên quan đến chất gây ô nhiễm liên quan đến sự hiện diện của độc tố nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu, vi sinh vật và kim loại nặng. Ngoài ra, nông sản, thực phẩm vào EU phải tuân thủ các qui định liên quan đến bao gói, nhãn mác và nhiều qui định khác.

  1. Thuế

Hiện nay, thuế ngoài hạn ngạch EU (trong đó có Thụy Điển và Đan Mạch) áp lên gạo Việt Nam là 175 Euro/tấn với gạo xay xát, 65 Euro/tấn với gạo tấm và 211 Euro/tấn với thóc.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó quy định cụ thể điều kiện đối với các loại gạo được hưởng ưu đãi. Cam kết cụ thể như sau:

EU dành riêng cho Việt Nam tổng hạn ngạch 80.000 tấn, với thuế trong hạn ngạch là 0%;

Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm;

Sản phẩm từ gạo: xóa bỏ thuế trong 3-5 năm.

Tại Na Uy, gạo nằm trong nhóm thuế thấp hoặc không thuế. Các mặt hàng nằm trong nhóm này thường là các mặt hàng Na Uy không sản xuất. Các mặt hàng trong nhóm này thường bị áp hạn ngạch thuế quan.

  1. Hạn ngạch

EU dành riêng cho Việt Nam tổng hạn ngạch 80.000 tấn, với thuế trong hạn ngạch là 0%.

Các lô hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch này cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu trong bảng hạn ngạch của EU.

Về cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với mặt hàng gạo trong Hiệp định EVFTA đầu mối phía EU là đơn vị G.4 (Cây trồng và dầu ô liu) thuộc Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Arable Cops and Olive Oil, DG Agriculture and Rural Development).

Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ theo quy định thực thi của EU về việc mở và tiếp nhận TRQ nhập khẩu cho gạo có xuất xứ từ Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ cần xin cấp giấy phép nhập khẩu tại cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên và phải nộp số tiền bảo đảm là 30 Euro/tấn tại thời điểm nộp đơn xin cấp giấy phép.

Trong trường hợp số lượng đăng ký vượt quá số lượng có sẵn theo TRQ cho giai đoạn, EU sẽ cố định một hệ số phân bổ.

Việc mở và tiếp nhận TRQ đối với gạo có xuất xứ từ Việt Nam được qui định tại Quy định thực thi (EU) 2020/991 .

Các lô hàng gạo thơm thuộc diện TRQ khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được hưởng ưu đãi theo TRQ của Hiệp định.

Gạo thơm phải thuộc một trong số các loại sau:

  • Hoa nhài 85
  • ST 5, ST 20
  • Nàng Hoa 9
  • VD 20
  • RVT
  • OM 4900
  • OM 5451
  • Tài Nguyên Chợ Đào

Gạo nhập khẩu vào EU theo cơ chế TRQ sẽ được phân bổ theo cơ chế “doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước” (first-come, first-served), dựa vào ngày mà đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan của EU chấp thuận.

Tại Na Uy, gạo nằm trong nhóm thuế thấp hoặc không thuế. Các mặt hàng nằm trong nhóm này thường là các mặt hàng Na Uy không sản xuất. Các mặt hàng trong nhóm này thường bị áp hạn ngạch thuế quan. Việc cấp hạn ngạch thuế quan thông qua nhiều hình thức. Một số hạn ngạch áp dụng cho tất cả các nước, trong khi một số chỉ dành cho các nước có thoả thuận thương mại song phương hoặc khu vực, một số hạn ngạch ưu đãi thuế dành cho các nước đang phát triển trong chương trình GSP. Hạn ngạch thuế quan cũng có thể được cấp thông qua đấu giá, nộp đơn xin, hoặc theo nguyên tắc ưu tiên những người yêu cầu trước (first come, first served basic).

  1. Tiêu chuẩn sản phẩm

3.1. An toàn thực phẩm: truy xuất nguồn gốc, vệ sinh và kiểm soát

Yêu cầu quan trọng nhất đối với gạo là đảm bảo an toàn cho tiêu dùng. An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc cần được ưu tiên hàng đầu. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến việc nhập khẩu tạm thời bị ngừng hoặc phải kiểm tra chặt chẽ hơn đối với quốc gia xuất xứ. Là nhà cung cấp, cần đảm bảo làm việc theo các hướng dẫn của Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

Để đảm bảo gạo phù hợp với thị trường châu Âu, cần phải kiểm tra hàm lượng thuốc trừ sâu, chất gây ô nhiễm và vi sinh vật. Ví dụ, ô nhiễm thạch tín đã trở thành mối quan tâm nghiêm trọng ở Liên minh châu Âu (EU), dẫn đến việc đưa ra quy định chặt chẽ hơn vào năm 2016.

Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRL) là yêu cầu quan trọng đối với thực phẩm, trong đó có gạo để có thể xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu. Châu Âu là một trong những thị trường nghiêm ngặt nhất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thông tin về giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc trừ sâu có thể được sử dụng trên lúa tại Cơ sở dữ liệu thuốc trừ sâu của EU. Sử dụng thuật ngữ gạo, lúa gạo (mã số 0500060) hoặc loại thuốc trừ sâu làm thuật ngữ tìm kiếm tương ứng cho gạo. Trong vài năm qua, giới hạn dư lượng một số hóa chất đối với gạo đã được giảm xuống, chẳng hạn như Tricyclazole từ 1mg/kg xuống 0,01mg/kg vào năm 2017 và Buprofezin từ 0,5mg/kg xuống 0,01mg/kg vào năm 2019. Ngoài ra, các yêu cầu MRL đối với gạo hữu cơ và gạo được sử dụng trong thực phẩm trẻ em có yêu cầu rất nghiêm ngặt.

Việc truy xuất nguồn gốc là bắt buộc đối với tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Các nhà kinh doanh thực phẩm phải có khả năng truy xuất nguồn gốc gạo thông qua tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Các giải pháp sáng tạo mới có thể giúp giải quyết vấn đề này. Ví dụ, Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại (TPSO) tại Thái Lan đã thông báo rằng họ sẽ sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp, bắt đầu từ gạo hữu cơ.

3.2. Yêu cầu chất lượng

Gạo, bao gồm cả gạo đặc sản, được chia thành gạo hạt ngắn, trung bình và dài, tùy thuộc vào kích thước hạt và tỷ lệ chiều dài/chiều rộng.

FAO Codex Alimentarius có Tiêu chuẩn về gạo (2019) áp dụng cho gạo lứt, gạo xay xát, và gạo đồ dùng làm thức ăn cho người và mô tả một số yêu cầu chất lượng tối thiểu. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho thị trường Châu Âu. Nó quy định rằng, gạo phải an toàn và phù hợp để làm thực phẩm cho con người và không có mùi, vị bất thường, côn trùng sống.

Việc xay xát lúa gạo sau thu hoạch luôn dẫn đến một số hạt bị vỡ; tỷ lệ hạt gãy càng cao thì giá càng giảm do chất lượng bị coi là kém hơn. Tính nguyên vẹn của hạt gạo được xác định theo các thuật ngữ khác nhau như được nêu trong dưới đây. Thông thường đối với gạo có một tỷ lệ nhất định của hạt bị vỡ; ví dụ: “Gạo 5%” cho biết 5% các hạt bị hỏng.

Quy định số 1308/2013 của Ủy ban châu Âu cũng đưa ra tiêu chuẩn cho lúa gạo, cụ thể:

  • Có chất lượng tốt, không có mùi;
  • Chứa độ ẩm tối đa 13%;
  • Có lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%), trong đó tỷ lệ phần trăm trọng lượng của gạo xay không có chất lượng được qui định trong bảng
  1. Bao gói, nhãn mác

Gạo xuất khẩu sang Bắc Âu phải tuân thủ việc ghi nhãn mác nhãn theo tiêu chuẩn châu Âu

Các thông tin sau đây phải có trên nhãn của gạo đóng gói sẵn. Về gạo xuất khẩu với số lượng lớn, một phần của thông tin này có thể được cung cấp trong các tài liệu thương mại:

  • Tên sản phẩm chính thức;
  • Tình trạng thể chất hoặc xử lý;
  • Danh sách các thành phần và chất gây dị ứng;
  • Loại, cỡ (mã), số lô, khối lượng tịnh theo đơn vị mét khối;
  • Tuyên bố rằng sản phẩm được dành cho người tiêu dùng;
  • Thời hạn sử dụng;
  • Hướng dẫn hoặc các điều kiện đặc biệt để bảo quản hoặc sử dụng;
  • Nơi xuất xứ;
  • Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu được thành lập tại EU;
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
  • Đánh dấu lô trên thực phẩm đóng gói sẵn (để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của từng lô riêng lẻ).

Ngoài ra, nhãn phải bao gồm bất kỳ biểu tượng chứng nhận nào (nếu có) và/hoặc biểu tượng của nhà bán lẻ (trong trường hợp sản phẩm tiếp thị dưới nhãn hiệu riêng).

Nhãn đa ngôn ngữ thường được sử dụng trên bao bì của người tiêu dùng, nhưng ngôn ngữ của các nước nhập khẩu bắt buộc phải có.

Có thể sử dụng bao tải nhựa dệt bằng PP hoặc HDPE, tiết kiệm chi phí và có lớp PE phù hợp giúp bảo vệ tốt ở độ ẩm cao. Việc sử dụng bao tải giấy nhiều lớp phổ biến hơn đối với gạo hữu cơ, đôi khi có lớp lót PE bên trong làm màng chắn ẩm. Bao đay là hình thức đóng gói gạo truyền thống nhất, nhưng càng ngày càng ít được sử dụng.

Đối với gạo đặc sản như gạo thơm hoặc gạo lứt, bao bì LDPE có thể giúp lưu giữ hương thơm và mùi vị. Bao bì này thường được sử dụng để bán lẻ.

Bao bì gạo phải phù hợp để bảo vệ sản phẩm và tuân thủ Quy định (EC) số 1935/2004 về các vật liệu và vật phẩm dự kiến ​​tiếp xúc với thực phẩm.

  1. Các qui định khác

5.1 Qui tắc xuất xứ đối với gạo và các sản phẩm gạo trong EVFTA

Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA gạo phải có xuất xứ thuần túy;

Nguyên liệu là gạo dùng trong sản xuất thực phẩm phải có xuất xứ thuần túy;

Các chế phẩm từ gạo: không tái sản xuất từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra, và tổng trọng lượng nguyên liệu gạo ≤ 20% trọng lượng sản phẩm.

5.2 Thực phẩm biến đổi gen

Liên minh châu Âu (EU) có chính sách không khoan nhượng đối với các sinh vật biến đổi gen (GMO) chưa được EU chấp thuận. Ngoài gạo vàng, không có giống lúa biến đổi gen nào được biết đến.

Nếu các giống lúa biến đổi gen được áp dụng ở các nước xuất khẩu gạo sang EU, Liên đoàn Các nhà xay xát gạo châu Âu (FERM) cảnh báo rằng chính sách không khoan nhượng của EU sẽ tạo ra những vấn đề đáng kể đối với nguồn cung gạo và phá vỡ ngành công nghiệp gạo châu Âu.

  1. Yêu cầu bổ sung của người mua hàng

6.1 Sở thích của người mua

Người mua gạo ở châu Âu có thể có những sở thích khác nhau liên quan đến chất lượng và đặc tính cụ thể của gạo.

6.2 Chứng nhận như một sự đảm bảo

Vì an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực thực phẩm của châu Âu, do vậy, hầu hết người mua sẽ yêu cầu đảm bảo thêm dưới hình thức chứng nhận.

6.3 Chứng nhận hữu cơ

Để tiếp thị các sản phẩm hữu cơ ở Châu Âu, cần sử dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ theo quy định của pháp luật châu Âu và xin giấy chứng nhận hữu cơ tại các tổ chức được công nhận.

(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Bắc Âu)

IV. TRAO ĐỔI – THẢO LUẬN

Câu hỏi: Dấu định lượng là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thì:

  1. Dấu định lượng là ký hiệu được sử dụng để thể hiện lượng của hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường (tức là đã được cân, đong, đo đếm đầy đủ).
  2. Dấu định lượng là chữ V, kiểu chữ in hoa, chữ đứng và đậm, phông chữ “Times New Roman”. Chiều cao chữ lớn hơn hoặc bằng ba milimét (3 mm).

Một số hình ảnh thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn:

*******

Câu hỏi: Trong lĩnh vực đo lường thì lượng tối thiểu cho phép (Qmin) là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thì:

Lượng tối thiểu cho phép (Qmin) là hiệu số giữa lượng danh định (Qn) và lượng thiếu cho phép (T).

Qmin = Qn – T

Trong đó, lượng thiếu cho phép (T) được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 21/2014/TT-BKHCN. Ví dụ:

+ Lượng danh định (Qn) từ trên 200 g đến 300 g (hoặc ml) có lượng thiếu cho phép (T) là 9 g.

+ Lượng danh định (Qn) từ trên Trên 1.000 g đến 10.000 g (hoặc ml) có lượng thiếu cho phép (T) là 1,5% của lượng danh định (Qn).

 (Mạc Thị Kim Thoa)

Thursday, Feb 24, 2022 @ 14:29

5S – Nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh

(BGĐT) – Từ duy trì hiệu quả mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) tại các doanh nghiệp (DN) đã góp phần cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, hình thành những thói quen tốt cho người lao động. Qua thực hiện 5S đã góp phần nâng cao năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

An toàn vệ sinh lao động

Đến Công ty Điện lực Bắc Giang cũng như các đơn vị trực thuộc, điều dễ nhận thấy là sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ngay từ cổng đến khuôn viên và khu vực làm việc của cán bộ, công nhân. Ngoài các khẩu hiệu lớn về 5S được treo ở những nơi dễ thấy, mỗi tổ, khu vực còn đặt ra các khẩu hiệu nhỏ theo từng nhóm để người lao động cùng hợp tác thực hiện.

Tại khu vực nhà để xe của công ty, cùng với biển hướng dẫn, khẩu hiệu về 5S, các vị trí đều được kẻ vạch sơn, bảo đảm xe để ngăn nắp, thẳng hàng. Tương tự, khu vực nhà kho có sơ đồ, nội quy và được bố trí ở nơi dễ nhìn, lối đi trong kho được kẻ vạch rõ ràng, thông thoáng. Vật tư, thiết bị chủng loại được dán nhãn, đánh số thứ tự theo quy định; toàn bộ giá, kệ trong kho được đánh mã số theo danh mục hàng hóa.

Bảng tin 5S tại Công ty Điện lực Bắc Giang.

Anh Lương Quốc Tuấn, thủ kho cho biết: “Khi chưa triển khai 5S, dù đã bố trí giá, kệ để vật tư song chưa bố trí các khu vực riêng nên việc tìm kiếm mất thời gian. Giờ đây chúng tôi bố trí các sản phẩm cùng loại trên cùng giá, các vật tư thường sử dụng cùng dãy, đặc biệt cuối tuần tổ chức sắp xếp lại nên việc tìm kiếm nhanh, thuận lợi”.

5S là mô hình cải tiến môi trường làm việc và quản lý kỹ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản đang được nhiều DN áp dụng với mục tiêu duy trì môi trường quản lý chất lượng, tăng lợi nhuận, tính hiệu quả, cải tiến dịch vụ, cải thiện môi trường làm việc và an toàn vệ sinh lao động.

Nhận thấy những hiệu quả rõ rệt của mô hình 5S, một số DN trong tỉnh tiên phong triển khai đến toàn thể công nhân, người lao động. Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Thống Nhất, thị trấn Vôi (Lạng Giang) triển khai từ năm 2016.

Theo đó, đơn vị thành lập riêng một tổ 5S để cùng Ban Giám đốc kiểm tra việc thực hiện mô hình này tại các bộ phận. Tổ 5S cũng có nhiệm vụ kiểm tra các vị trí có nguy cơ mất an toàn lao động để kịp thời khắc phục; tiến hành bảo dưỡng máy móc định kỳ để tránh nguy cơ cháy nổ, rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người sử dụng; tại các vị trí việc làm được gắn biển báo an toàn lao động…

Để triển khai hiệu quả, lãnh đạo DN tuyên truyền cho người lao động chủ động thực hiện nghiêm túc nội quy, giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng để phòng, chống bệnh nghề nghiệp và phòng ngừa tai nạn lao động. Nhờ triển khai hiệu quả mô hình 5S nên từ năm 2015 đến nay, DN không xảy ra vụ tai nạn lao động nào.

Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Thống Nhất cho biết: “Trước đây, người lao động có thói quen làm việc theo chỉ tiêu được giao, không quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo trong công việc.

Từ khi áp dụng mô hình 5S, công nhân đã thay đổi tác phong, làm việc năng động, chuyên nghiệp hơn, sự kết hợp giữa các cá nhân và bộ phận ngày càng nhịp nhàng, hiệu quả. Nhiều công nhân thích ứng với công việc nhanh, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, vượt các chỉ tiêu được giao, góp phần thiết thực vào sự phát triển chung của công ty”.

Tăng cường hỗ trợ

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, với vai trò là đơn vị thường trực quản lý nhà nước về hoạt động 5S, đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ các tổ chức, DN ứng dụng công cụ cải tiến 5S vào sản xuất, kinh doanh. Khi DN xây dựng đưa công cụ 5S vào thực hiện, Sở sẽ hướng dẫn, đồng hành hỗ trợ, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo tập huấn quy trình thực hiện.

Đặc biệt, năm 2018, UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ các tổ chức, DN ứng dụng công cụ cải tiến 5S vào sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, từ năm 2018 đến hết năm 2020, các DN, đơn vị tham gia chương trình 5S đến đăng ký tại Sở được hỗ trợ kinh phí từ 30-50 triệu đồng/đơn vị và được hướng dẫn các bước áp dụng.

Mặc dù vậy trong giai đoạn này chỉ có một số đơn vị đăng ký và được hỗ trợ. Sở dĩ số lượng DN đăng ký ít là do nhận thức của cán bộ, người lao động về lợi ích của 5S còn hạn chế; một số đơn vị nền tảng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực hạn hẹp…

Để thực hiện Quyết định số 1322 ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ngày 29/8/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, trong giai đoạn này, tỉnh hỗ trợ xây dựng và triển khai ít nhất 4 mô hình điểm về áp dụng hệ thống, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng; hướng dẫn, hỗ trợ ít nhất 20 DN xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, quy chuẩn kỹ thuật…

Ông Triệu Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Cùng với tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, người lao động hiểu rõ về lợi ích của 5S, Sở sẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời hỗ trợ các DN khắc phục những yếu tố không phù hợp. Tuy nhiên, để 5S phát huy hiệu quả phải bắt đầu từ lãnh đạo các DN bởi thực tế nhiều đơn vị áp dụng 5S song thiếu sự cam kết của lãnh đạo dẫn đến không có hiệu quả”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết – Báo Bắc Giang

Saturday, Jan 15, 2022 @ 13:42

10 Kết quả Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2021

1. Việc tạo lập, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ đạt hiệu quả cao, tạo sức lan tỏa rộng; danh tiếng uy tín, chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng cao rõ rệt.

Năm 2021 là năm có nhiều nhất các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gồm 1 sáng chế, 2 chỉ dẫn địa lý, 2 nhãn hiệu chứng nhận, 7 nhãn hiệu tập thể và 123 nhãn hiệu thông thường. Đặc biệt, chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ thành công tại Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và xuất khẩu. Tiếp tục triển khai đăng ký bảo hộ 3 chỉ dẫn địa lý gồm: Vải thiều chín sớm Tấn Yên, vải thiều Lục Ngạn tại Trung Quốc, cam Lục Ngạn và các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể khác.

2. Hội thi tìm kiếm ý tưởng trong nghiên cứu khoa học lần thứ nhất được tổ chức thành công, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong cán bộ, công chức và nhân dân.

Qua 3 tháng phát động, Hội thi có 203 ý tưởng tham dự, lựa chọn được 4 ý tưởng đạt giải cao để hỗ trợ phát triển thành nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở thực hiện năm 2022. Hội thi đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đối với hoạt động KH&CN.

3. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng có nhiều khởi sắc.

Năm 2021, các sở, ngành, địa phương đề xuất, đặt hàng 90 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cao nhất trong những năm gần đây. Sở KH&CN tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục 16 nhiệm vụ có quy mô lớn, giải quyết những vấn đề cấp thiết của tỉnh để thực hiện với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp KH&CN tỉnh dự kiến hơn 30 tỷ đồng.

4. Khai trương Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến tỉnh Bắc Giang (batex.vn).

Đây là nơi cung cấp thông tin, dịch vụ chuyển giao tư vấn về mua bán công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Sàn giao dịch cũng tập hợp thông tin về các công nghệ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trưng bày, triển lãm, xúc tiến giao dịch các sản phẩm nghiên cứu, thiết bị kỹ thuật, qua đó góp phần phát triển thị trường KH&CN tỉnh Bắc giang.

5. Đồng hành cùng phát triển doanh nghiệp KH&CN.

Trong năm đã thành lập 05 doanh nghiệp KH&CN (nhiều nhất từ trước đến nay); hỗ trợ 04 doanh nghiệp ươm tạo các sản phẩm từ nghiên cứu KH&CN, trong đó có 01 doanh nghiệp KH&CN tham gia nghiên cứu đề tài cấp tỉnh. Thúc đẩy các doanh nghiệp khác đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới, công nghệ hiện đại, chuyển giao công nghệ tiên tiến, ươm tạo công nghệ để hình thành doanh nghiệp KH&CN trong tương lai.

6. Chú trọng triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Xây dựng thành công 2 mô hình điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm mỳ và cam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền cũng như chuẩn hóa về nội dung và hình thức của tem truy xuất nguồn gốc, từ đó làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Triển khai đề tài KH&CN cấp tỉnh về truy xuất nguồn gốc cho một số sản phẩm chủ lục của tỉnh, trong đó có sản phẩm vải thiểu Lục Ngạn và rượu Làng Vân.

7. Xây dựng thành công Bộ tiêu chí xếp hạng kết quả xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh

Việc đánh giá, chấm điểm kết quả áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN hàng năm được công khai, công bằng, minh bạch, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc trong các cơ quan, thúc đẩy công tác cải cách hành chính.

8. Tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý đo lường cấp huyện thông qua việc triển khai mô hình kiểm định lưu động tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

Kiểm định 1.549 phương tiện đo tại 13 chợ trên địa bàn các địa phương, kết hợp tuyên truyền tại chỗ. Đưa nội dung triển khai kiểm định lưu động tại 110 chợ trên địa bàn tỉnh vào Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, kiểm tra đo lường đối với phương tiện đo và hàng đóng gói sẵn tại từng địa phương.

9. Hoạt động sáng kiến đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, động viên, khuyến khích cán bộ và nhân dân phát huy nội lực, nâng cao năng suất lao động, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải tiến chất lượng công việc chuyên môn.

Tham mưu Hội đồng sáng kiến tỉnh họp xét và công nhận 54 sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh đợt 1/2021; chấp thuận 14 sáng kiến cơ sở cho các cơ quan, đơn vị. Tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn hoạt động sáng kiến toàn ngành giáo dục của tỉnh với 101 điểm cầu, gần 1000 người tham dự.

10. Hoạt động Hội đồng Khoa học và Công nghệ cơ sở có những chuyển biến rõ nét.

Có 10 huyện, thành phố, 35 sở, ban, ngành cấp tỉnh thành lập Hội đồng KH&CN ở ngành, địa phương, đơn vị. Tổ chức 29 lớp tập huấn ứng dụng KH&CN vào sản xuất trên địa bàn tỉnh với khoảng 2000 lượt người tham dự, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về KH&CN cho cán bộ phòng chuyên môn giúp UBND huyện, TP quản lý nhà nước về KH&CN và cán bộ một số đơn vị trên địa bàn tỉnh. Có 25 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở đã được phê duyệt đưa vào triển khai thực hiện năm 2022, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu – ứng dụng tại cơ sở.

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang

Tuesday, May 25, 2021 @ 13:50

Bản tin TBT Tháng 5/2021

TIN CẢNH BÁO

Thông báo của Liên minh Châu Âu về lưu trữ hồ sơ sản xuất hữu cơ

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/EU/795 ngày 15/4/2021, Liên minh Châu Âu (EU) thông báo về Dự thảo Quy định do Ủy ban ủy quyền sửa đổi Phụ lục II của Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến các yêu cầu lưu trữ hồ sơ đối với doanh nghiệp sản xuất hữu cơ (7 trang, bằng tiếng Anh)

Quy định được ủy quyền sửa đổi Quy định (EU) 2018/848 sửa đổi và tích hợp các yêu cầu về lưu giữ hồ sơ và bằng chứng tài liệu từ các doanh nghiệp sản xuất hữu cơ trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau theo Phụ lục II của Quy định (EU) 2018/848. Các quy định như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hữu cơ ở các Quốc gia thứ 3.

Sau khi thông qua quy định hữu cơ mới, cần phải thông qua một quy định được ủy quyền sửa đổi Phụ lục II của Quy định (EU) 2018/848 về các yêu cầu lưu giữ hồ sơ và tài liệu bằng chứng để hoàn thành các quy định hiện hành và cho phép doanh nghiệp chứng minh sự tuân thủ các quy tắc sản xuất hữu cơ; các mục đích khác.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Liên minh Châu Âu về công nhận cơ quan kiểm soát hữu cơ

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/EU/798 ngày 26/4/2021, Liên minh Châu Âu (EU) thông báo về Dự thảo Quy định được ủy quyền của Ủy ban  (EU)…/… sửa đổi Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến các tiêu chí để công nhận các cơ quan kiểm soát có thẩm quyền thực hiện kiểm soát đối với các sản phẩm hữu cơ tại các nước thứ ba và để rút lại sự công nhận của họ (7 trang, bằng tiếng Anh).

Luật này đưa ra các tiêu chí để công nhận các cơ quan kiểm soát có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát đối với các sản phẩm hữu cơ ở các nước thứ ba và để rút lại sự công nhận của họ.

Sau khi thông qua Quy định hữu cơ mới, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022, Ủy ban có thể công nhận các cơ quan kiểm soát có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu và cấp giấy chứng nhận hữu cơ ở các nước thứ ba. Xây dựng trên kinh nghiệm của Ủy ban với sự giám sát của các cơ quan kiểm soát hoạt động ở các nước thứ ba và nhằm đảm bảo tính mạnh mẽ của các hoạt động kiểm soát do các cơ quan kiểm soát thực hiện và đảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu từ các nước thứ ba, cần phải củng cố năng lực của các cơ quan kiểm soát để thực hiện các kiểm soát hiệu quả, đặc biệt là liên quan đến việc kiểm tra và lấy mẫu, đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hữu cơ ở các nước thứ ba. Để đạt được các mục tiêu này và vì lợi ích của sự minh bạch, các tiêu chí bổ sung để công nhận hoặc sự rút lui của các cơ quan kiểm soát được thành lập; Khác

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Liên minh Châu Âu về công nhận cơ quan kiểm soát hữu cơ

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/EU/799 ngày 26/4/2021, Liên minh Châu Âu (EU) thông báo về Dự thảo Quy định được ủy quyền của Ủy ban (EU)…/… của XXX bổ sung Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu với các yêu cầu về thủ tục để công nhận các cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát có thẩm quyền thực hiện kiểm soát đối với các nhà khai thác và các nhóm doanh nghiệp được chứng nhận hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ ở các nước thứ ba và với các quy tắc về giám sát của họ và các biện pháp kiểm soát và các hành động khác được thực hiện bởi các cơ quan kiểm soát (32 trang, bằng tiếng Anh; 14 trang bằng tiếng Anh).

Luật này đưa ra các yêu cầu về thủ tục đối với việc công nhận các cơ quan kiểm soát được công nhận vì mục đích tuân thủ và thiết lập hệ thống để các kiểm soát được thực hiện bởi các cơ quan kiểm soát cũng như sự giám sát của Ủy ban.

Sau khi công bố Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ và bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EC) số 803/2007, cần phải thông qua Quy định được ủy quyền bổ sung Quy định ( EU) 2018/848 liên quan đến các quy định về thủ tục công nhận cơ quan kiểm soát. Hơn nữa, Quy định nên đưa ra các quy định về việc kiểm soát được thực hiện bởi cơ quan kiểm soát đối với các nhà khai thác được chứng nhận là hữu cơ và trên các sản phẩm hữu cơ ở các nước thứ ba. Ngoài ra, Quy chế này cần đưa ra các biện pháp mà Ủy ban sẽ thực hiện trong việc giám sát; Khác

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Liên bang Nga về bao bì

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/RUS/112 ngày 12/4/2021, Liên bang Nga thông báo về Dự thảo sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh Hải quan về “An toàn bao bì” (CU TR 005/2011) (15 trang, bằng tiếng Nga).

Dự thảo sửa đổi quy định kỹ thuật của Liên minh Hải quan về “An toàn bao bì” (TR CU 005/2011) (sau đây gọi tắt là – dự thảo sửa đổi, CU TR 005/2011) được phát triển theo đoạn 39 Mục II của Kế hoạch xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh Kinh tế Á-Âu và sửa đổi các quy định kỹ thuật của Liên minh Hải quan, đã được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng EEC số 79 ngày 1 tháng 10 năm 2014. Dự thảo sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh Hải quan về “An toàn bao bì” (TR CU 005/2011) đã được xây dựng để làm rõ các yêu cầu riêng của quy chuẩn kỹ thuật dựa trên kết quả của việc áp dụng quy chuẩn này.

Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của động vật, thực vật.

Hạn góp ý cuối cùng: 23/6/2021.

 

Thông báo của Liên bang Nga về ghi nhãn thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/RUS/113 ngày 16/4/2021, Liên bang Nga thông báo Dự thảo sửa đổi Nghị định số 4 về quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh Hải quan “Ghi nhãn các sản phẩm thực phẩm” (TR CU 022/2011) (21 trang, bằng tiếng Nga).

Dự thảo Nghị định số 4 về quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh Hải quan “Ghi nhãn các sản phẩm thực phẩm” làm rõ một số điều khoản của quy chuẩn kỹ thuật bao gồm chỉ dẫn về dầu và chất béo được sử dụng trong chế phẩm.

Mục đích của quy định này nhằm phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: 24/6/2021.

 

Thông báo của Liên bang Nga về ghi nhãn

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/RUS/116 ngày 22/4/2021, Liên bang Nga thông báo Dự thảo sửa đổi Nghị định số 4 về quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh Hải quan “Ghi nhãn các sản phẩm thực phẩm” (21 trang, bằng tiếng Nga).

Dự thảo Nghị định số 4 về quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh Hải quan “Ghi nhãn các sản phẩm thực phẩm” làm rõ một số điều khoản của quy chuẩn kỹ thuật, có tính đến thực tiễn áp dụng của nó, bao gồm cả chỉ dẫn trong thành phần của sản phẩm của rau ( động vật) dầu, mỡ, dùng trong sản xuất. Ngăn chặn các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng

Mục đích của quy định này nhằm phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng.

Hạn góp ý cuối cùng: 24/6/2021.

 

Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về sản phẩm điện

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/TUR/180 ngày 31/3/2021, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo Dự thảo Thông cáo chung về dán nhãn năng lượng cho các nguồn sáng (2019/2015/EU) (39 trang, bằng tiếng Anh).

Thông báo này sẽ áp dụng cho các nguồn sáng và các bánh răng điều khiển riêng biệt. Thông báo này sẽ không áp dụng cho các nguồn sáng quy định tại điểm 1 và 3 của Phụ lục IV. Các nguồn sáng quy định tại điểm 4 của Phụ lục IV sẽ chỉ tuân theo các yêu cầu của điểm 4 của Phụ lục V. Mục đích của Thông cáo này là thiết lập các yêu cầu đối với việc ghi nhãn và cung cấp thông tin sản phẩm bổ sung về các nguồn sáng có hoặc không có nguồn sáng riêng biệt. bánh răng điều khiển hoặc nguồn sáng có trong sản phẩm chứa liên quan đến việc thực hiện Quy định về việc đặt khung dán nhãn năng lượng có hiệu lực theo Nghị định số 3584 ngày 1/3/2021 của Chủ tịch nước.

Ngoài ra, mục đích của quy định này cũng nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Bảo vệ môi trường; Sự hài hòa.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Ấn Độ về thực phẩm nhập khẩu

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/IND/200 ngày 6/4/2021, Ấn Độ thông báo Dự thảo Quy định sửa đổi về Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (Nhập khẩu), năm 2021 (3 trang, bằng tiếng Hindu và tiếng Anh) (3 trang, bằng tiếng Anh)

Dự thảo Quy định sửa đổi về Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (Nhập khẩu), năm 2021 liên quan đến việc bãi bỏ khoản (b) của quy định 7(3) trong Quy định Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (Nhập khẩu), năm 2017 cho phép lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu để sử dụng triệt để hoặc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cho xuất khẩu 100%.

Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ đề xuất bỏ điều khoản (b) của tiểu quy định 7(3) của Quy định Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (Nhập khẩu), năm 2017 cho phép lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu để sử dụng triệt để hoặc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cho xuất khẩu 100% để ngăn chặn việc nhập khẩu thực phẩm không an toàn, không đạt tiêu chuẩn hoặc thực phẩm có chứa ngoại lai, nhập khẩu để chế biến trong nước nhằm mục đích xuất khẩu. Ngoài ra mục đích ban hành quy định này nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn con người; đảm bảo các yêu cầu chất lượng.

 Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Canada về an toàn sản phẩm tiêu dùng

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/CAN/640 ngày 28/4/2021, Canada thông báo về Quyết định sửa đổi một số quy định được thực hiện theo Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng của Canada (Vật liệu phủ bề mặt) (26 trang, bằng tiếng Anh và tiếng Pháp)

Các yêu cầu để hạn chế chì, thủy ngân hoặc một số nguyên tố có hại khác (ví dụ: antimon, asen, cadmium, selen hoặc bari) trong vật liệu phủ bề mặt hoặc trong vật liệu phủ bề mặt được ứng dụng trên các sản phẩm tiêu dùng khác nhau hiện được quy định trong Quy định về vật liệu phủ bề mặt, Quy định về Đồ chơi, Quy định về Xe chở hàng và Xe đẩy, Quy định về nôi, cũi và xe đẩy, Quy định về cổng mở rộng và thùng có thể mở rộng và Quy định mở cửa theo Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Canada (CCPSA). Các Quy định được đề xuất sẽ a) mở rộng ý nghĩa của vật liệu phủ bề mặt; b) giới thiệu tổng giới hạn chì 90 mg/kg trong vật liệu phủ bề mặt áp dụng cho đồ nội thất; c) loại bỏ các hạn chế về chì, thủy ngân và một số nguyên tố có hại khác trong vật liệu phủ bề mặt được áp dụng cho các bộ phận của sản phẩm không thể tiếp cận được; d) loại bỏ một phương pháp thử lỗi thời đối với sự di chuyển của một số yếu tố có hại trong vật liệu phủ bề mặt được áp dụng; e) yêu cầu thử nghiệm phải được thực hiện theo phương pháp phù hợp với thực hành tốt của phòng thí nghiệm; và f) đảm bảo tính nhất quán giữa các quy định. Các Quy định được đề xuất cũng bao gồm một số sửa đổi về dịch vụ vệ sinh.

Mục tiêu của đề xuất quy định này là sửa đổi các yêu cầu quy định hiện hành đối với vật liệu phủ bề mặt và vật liệu phủ bề mặt được áp dụng theo CCSPA để đảm bảo rõ ràng, nhất quán, phù hợp với tất cả các loại vật liệu phủ (bao gồm nhãn dán, phim và các vật liệu tương tự) và tốt hơn liên kết với Hoa Kỳ để họ không đặt ra gánh nặng tuân thủ quá mức cho ngành công nghiệp. Các sửa đổi cũng sẽ cung cấp cho Bộ Y tế Canada các công cụ cần thiết để hành động nhanh chóng nhằm loại bỏ các sản phẩm không tuân thủ khỏi thị trường và giúp bảo vệ người dân Canada; các mục đích khác.

Hạn góp ý cuối cùng: ngày 03/7/2021.

 

Thông báo của Hàn Quốc về thực phẩm nhập khẩu

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/KOR/959 ngày 6/4/2021, Hàn Quốc thông báo Đề xuất sửa đổi “Luật đặc biệt về kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu” (17 trang, bằng tiếng Hàn), theo đó quy định:

– Đối với việc đăng ký cơ sở thực phẩm nước ngoài, cần nộp các tài liệu chứng minh cơ sở sản xuất được chấp thuận, đăng ký và công bố theo luật thực phẩm liên quan của nước xuất khẩu. (Khoản 1, Điều 2 của Đạo luật)

– Cả nhà nhập khẩu và doanh nghiệp thực phẩm nước ngoài (người thành lập) đều có thể xin gia hạn đăng ký cơ sở thực phẩm nước ngoài. (Khoản 4, Điều 2 của Đạo luật)

– Giấy chứng nhận y tế xuất khẩu theo định dạng đã được quyết định giữa Hàn Quốc và nước xuất khẩu phải được nộp cho việc xuất khẩu các sản phẩm sữa, sản phẩm trứng chế biến và các sản phẩm thịt tiệt trùng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và áp dụng cho các lô hàng dựa trên ngày của lô hàng). Thông tin người tiêu dùng, ghi nhãn

Mục đích của quy định này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Hàn Quốc về ghi nhãn thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/KOR/962 ngày 6/4/2021, Hàn Quốc thông báo Đề xuất sửa đổi “Luật ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm” (8 trang, bằng tiếng Hàn), theo đó quy định:

– Kem, bánh kem và đá ăn được phải được dán nhãn “bán theo ngày” Thông tin người tiêu dùng, nhãn mác; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người

Mục đích của quy định này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo

 

Thông báo của Singapore về thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/SGP/59 ngày 01/4/2021, Singapore thông báo Dự thảo Quy định về Thực phẩm (Sửa đổi) 2021 (12 trang, bằng tiếng Anh).

Ban Tăng cường Sức khỏe và Bộ Y tế đề xuất áp dụng phương án ghi nhãn dinh dưỡng mới có tên “Hạng dinh dưỡng” cho đồ uống Hạng dinh dưỡng được bán tại Singapore từ ngày 30 tháng 6 năm 2022. Dấu Hạng dinh dưỡng sẽ là bắt buộc đối với đồ uống Hạng dinh dưỡng được xếp loại “C”hoặc “D” trong hệ thống phân loại Hạng dinh dưỡng. Các lệnh cấm sẽ được áp dụng đối với các quảng cáo liên quan đến đồ uống Hạng dinh dưỡng được xếp loại “D”.

Ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia hành động để giảm lượng đường tiêu thụ của các cá nhân xuống càng thấp càng tốt, tuyên bố rằng “về mặt dinh dưỡng, mọi người không cần bất kỳ lượng đường nào trong chế độ ăn uống của họ”. Các biện pháp mới nhằm giúp người tiêu dùng xác định đồ uống có nhiều đường và chất béo bão hòa hơn và đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn, lành mạnh hơn, đồng thời giảm ảnh hưởng của quảng cáo đến sở thích của người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy cải tổ ngành.

Quy định dự kiến thông qua ngày 30/6/2021 và có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2022.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Thái Lan về giấy bọc thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/THA/604 ngày 31/3/2021, Thái Lan thông báo Dự thảo Quy định của Bộ trưởng về Giấy tiếp xúc với thực phẩm (TIS 2948-2562 (2019) (19 trang, bằng tiếng Thái).

Dự thảo quy định cấp bộ yêu cầu giấy tiếp xúc với thực phẩm phải phù hợp với tiêu chuẩn đối với Giấy tiếp xúc với thực phẩm (TIS 2948-2562 (2019). Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn đối với giấy, bìa và hộp đựng bằng giấy không có màu bằng bột giấy dùng cho thực phẩm thông thường và đồ ăn nóng cho cả thực phẩm tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp có khả năng di chuyển các chất vào thực phẩm.

Mục đích của Tiêu chuẩn này nhằm phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: ngày 11/5/2021.

 

Thông báo của Indonesia về bao bì thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/IDN/133 ngày 19/4/2021, Indonesia thông báo Quy định của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (FDA) Indonesia số 20 năm 2019 liên quan đến Bao bì Thực phẩm (172 trang, bằng tiếng Indonesia)

Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (FDA Indonesia) đã ban hành Quy định của FDA Indonesia số 20 năm 2019. Quy định được thông báo này là phiên bản sửa đổi từ Quy định của Giám đốc FDA Indonesia số HK.03.1.23.07.11.6664 Năm 2011 về Giám sát bao bì thực phẩm đã được sửa đổi trước đó bởi Quy định của FDA Indonesia số 16 Năm 2014. Do một số phát triển từ các quốc gia khác liên quan đến quy định đóng gói thực phẩm và xét thấy một số yêu cầu từ quy định không còn được áp dụng, FDA Indonesia đã đã hoàn thành quá trình sửa đổi quy định này. Quy định này bao gồm:

  1. Các chất bị cấm tiếp xúc với thực phẩm để đóng gói thực phẩm
  2. Các chất tiếp xúc với thực phẩm được phép để đóng gói thực phẩm, với các yêu cầu về giới hạn di chuyển của chất
  3. Vật liệu tiếp xúc với thực phẩm được phép để đóng gói thực phẩm

Chất tiếp xúc với thực phẩm và các nguyên liệu thực phẩm khác không được liệt kê trong quy định này chỉ có thể được sử dụng làm bao bì thực phẩm khi nhận được sự chấp thuận của Giám đốc FDA Indonesia. Để được chấp thuận, người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký bằng văn bản cho Giám đốc FDA Indonesia kèm theo dữ liệu đầy đủ theo mẫu tham chiếu.

Liên quan đến vật liệu đóng gói thực phẩm từ giấy tái chế, nhà sản xuất cần tuân thủ quy định này và các quy định khác liên quan đến Thực hành tốt sản xuất đối với vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.

Quy chế này có các phụ lục như sau:

Phụ lục I. Danh sách các chất bị cấm tiếp xúc với thực phẩm để đóng gói thực phẩm

Phụ lục II. Danh sách các chất được phép tiếp xúc với thực phẩm để đóng gói thực phẩm

Phụ lục III. Danh sách các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm được phép dùng để đóng gói thực phẩm

Phụ lục IV. Loại thực phẩm và điều kiện

Phụ lục V. Mẫu đơn đăng ký An toàn cho Bao bì Thực phẩm

Mục đích ban hành quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Ai Cập về thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/EGY/292 ngày 12/4/2021, Ai Cập thông báo về Nghị định số 30/2021 của Bộ trưởng (2 trang, bằng tiếng Ả Rập) liên quan đến việc phát hiện sự ôi thiu trong thịt, gia cầm, cá và các sản phẩm của chúng.

Nghị định số 30/2021 của Bộ trưởng cho phép các nhà sản xuất và nhập khẩu thời hạn chuyển tiếp sáu tháng để tuân thủ nghị định này. Nghị định này xóa bỏ hàng hóa có liên quan đến tỷ lệ phần trăm axit thiobarbituric trong tiêu chuẩn của Ai Cập đối với thịt, gia cầm, cá và các sản phẩm của chúng:

Thứ nhất: phát hiện sự ôi thiu trong thịt và gia cầm và các sản phẩm của nó, dựa trên số lượng peroxide và axit được đề cập trong Tiêu chuẩn Codex số 211/1999 về “Tiêu chuẩn cho chất béo động vật được đặt tên”, sửa đổi 2009, 2013, 2015 và 2019.

Thứ hai: phát hiện độ sự ôi thiu trong cá và các sản phẩm của chúng, dựa trên số lượng peroxide và anisidinet được đề cập trong Tiêu chuẩn Codex số 329/2017 về “Dầu cá”.

Mục đích ban hành quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ người tiêu dùng; và các mục đích khác.

Quy định được thông qua ngày 13/1/2021 và có hiệu lực từ ngày 3/2/2021.

 

Thông báo của Israel về rau và trái cây ngâm muối

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/ISR/1194 ngày 6/4/2021, Israel thông báo ban hành Tiêu chuẩn quốc gia SI 58 phần 3 – Rau đóng hộp ngâm chua hoặc chua: Trái cây và rau muối chua (6 trang, bằng tiếng Anh; 16 trang, bằng tiếng Do Thái)

Việc sửa đổi Tiêu chuẩn Bắt buộc SI 58 để được thay thế bằng tiêu chuẩn SI 58 phần 3, liên quan đến trái cây và rau ngâm muối. Phạm vi của tiêu chuẩn cũ bao gồm tất cả các loại rau đóng hộp ngâm chua hoặc axit hóa. Trong lần sửa đổi này, phạm vi sẽ được chia thành các loại rau khác nhau; mỗi phần sẽ được bao gồm một phần của tiêu chuẩn khác nhau. Phần đề xuất này thông qua Tiêu chuẩn Codex Alimentarius CXS 260 – 2007 và sẽ áp dụng cho tất cả các loại trái cây và rau quả ngoại trừ dưa chuột muối, kim chi, ô liu, dưa cải bắp, tương ớt và các loại tương. Tiêu chuẩn được thông qua bao gồm một số thay đổi xuất hiện trong phần tiếng Do Thái của tiêu chuẩn như sau:

Phạm vi của tiêu chuẩn không áp dụng cho các sản phẩm dùng để chế biến thêm;

Bổ sung vào phạm vi tiêu chuẩn một yêu cầu rằng các sản phẩm được niêm phong kín cũng phải tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn bắt buộc SI 143 của Israel;

Trong tiểu mục 3.1.2.1 thay thế tham chiếu đến tiêu chuẩn codex bằng tham chiếu đến Tiêu chuẩn bắt buộc Israel đề xuất SI 441 phần 3;

Thay thế tiểu mục 3.1.2.2 (a) đề cập đến các thành phần cơ bản và yêu cầu tuân thủ Quy định Y tế Công cộng của Israel (Chất lượng vệ sinh của nước uống và các cơ sở nước uống) 5773-2013 hoặc tài liệu mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về Hướng dẫn chất lượng nước uống. Các chất phụ gia bổ sung phải phù hợp với Tiêu chuẩn bắt buộc liên quan; ví dụ, dầu ô liu phải tuân theo tiêu chuẩn SI 191, muối theo tiêu chuẩn SI 411, dầu theo tiêu chuẩn SI 216, và giấm theo tiêu chuẩn SI 1160;

  1. Thay thế các mục (1) – (9) trong tiểu mục 3.1.2.2 (b) liên quan đến các thành phần tùy chọn;
  2. Thay thế tiểu mục 3.1.3 (h) liên quan đến các thành phần được phép khác và yêu cầu đường và xi-rô phải tuân theo Tiêu chuẩn Bắt buộc của Israel SI 356 và mật ong theo tiêu chuẩn SI 353;
  3. Thay đổi tiểu mục 3.2.1.1;
  4. Thêm nhận xét vào phần 3.3 về phân loại lỗi;
  5. Thay thế phần 3.4 về việc chấp nhận lô hàng;
  6. Thay thế phần 4 liên quan đến phụ gia thực phẩm và áp dụng các Quy định Y tế Công cộng của Israel (Thực phẩm) (Phụ gia Thực phẩm) 5761-2001;
  7. Thay thế phần 5.1 xử lý độc tố nấm mốc và áp dụng Quy định Y tế Công cộng của Israel (Thực phẩm) (Độc tố nấm mốc trong thực phẩm) 5756-1996;
  8. Thay thế phần 5.2 xử lý dư lượng thuốc trừ sâu và áp dụng Quy định Y tế Công cộng của Israel (Thực phẩm) (Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) 5751-1991;
  9. Thay thế phần 5.3 về xử lý kim loại nặng và áp dụng thay thế các hướng dẫn của Bộ Y tế về kim loại nặng và MRLs thiếc từ ngày 01-05-2016 và các bản cập nhật của nó;
  10. Thay thế phần 6 liên quan đến vệ sinh và áp dụng các Quy định Y tế Công cộng của Israel (Thực phẩm) 5775-2015;
  11. Thay đổi một số yêu cầu trong phần 7.1 liên quan đến việc đổ đầy thùng chứa;
  12. Thay thế tất cả các yêu cầu ghi nhãn xuất hiện trong phần 8 và thay vào đó áp dụng các yêu cầu của Tiêu chuẩn Bắt buộc của Israel SI 1145, với một vài ngoại lệ;
  13. Xóa một số yêu cầu của phần 9 liên quan đến các phương pháp phân tích và lấy mẫu và cho phép tuân thủ Tiêu chuẩn Bắt buộc của Israel SI 143.

Cả tiêu chuẩn cũ và tiêu chuẩn sửa đổi mới sẽ được áp dụng trong ít nhất hai năm kể từ khi bản sửa đổi này có hiệu lực. Trong thời gian này, các sản phẩm có thể được kiểm tra theo tiêu chuẩn cũ hoặc mới được sửa đổi. Tất cả các phần của tiêu chuẩn được đề xuất sẽ là bắt buộc sau khi bản sửa đổi này có hiệu lực.

Mục đích ban hành tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo yêu cầu ghi nhãn; bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Israel về rau đóng hộp ngâm chua

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/ISR/1195 ngày 19/4/2021, Israel thông báo ban hành Tiêu chuẩn quốc gia SI 58 – Rau đóng hộp ngâm chua hoặc chua: Sauerkraurt (6 trang, bằng tiếng Do Thái)

Sửa đổi thứ tư đối với Tiêu chuẩn Bắt buộc SI 58, đối với các loại rau ngâm đóng hộp. Dự thảo sửa đổi này thay đổi những điều sau:

  1. Thay đổi tên tiêu chuẩn từ “Rau đóng hộp: Dưa chua, hoặc axit hóa trong giấm hoặc trong axit thực phẩm” thành “Rau đóng hộp ngâm chua: Sauerkraurt” cả bằng tiếng Do Thái và tiếng Anh;
  2. Thay đổi phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn đối với bắp cải chua/ngâm chua dùng để ăn trực tiếp, kể cả cho mục đích phục vụ ăn uống hoặc để đóng gói lại theo yêu cầu, nhưng không dùng để chế biến lại;
  3. Xóa tất cả các phần và tiểu mục liên quan đến trái cây và rau không phải bắp cải: Mục 1.4.1, 1.4.2, 1.4.3, 1.5.1, 1.5.4, 2.1.3, 2.3.2, Phụ lục A, và Phụ lục E;
  4. Thay đổi phần 2.1 liên quan đến “Nguyên liệu ban đầu” và áp dụng tất cả các yêu cầu đối với bắp cải;
  5. Thay đổi mục 2.2.2 liên quan đến “Phụ gia thực phẩm”, xóa các hạn chế và chỉ cho phép thêm phẩm màu khi có giấy phép đặc biệt của Bộ Y tế;
  6. Thay đổi phần 2.3.1. Đóng gói bằng “Đánh dấu” và yêu cầu tên sản phẩm phải là Sauerkraurt;
  7. Thay đổi phần 2.3.4 để chỉ áp dụng cho bắp cải;
  8. Thay thế phần 2.4.2 và yêu cầu rằng dung dịch nơi bắp cải được đặt sẽ không bị nhầy. Tuy nhiên, dung dịch muối được phép bị vẩn đục;
  9. Các thay đổi trong Phụ lục D.

Tất cả các loại trái cây và rau đóng hộp khác sẽ nằm trong phạm vi của Tiêu chuẩn Bắt buộc trong tương lai SI 58 phần 3, như được thông báo trong G/TBT/N/ISR/1194.

Mục đích ban hành tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Israel về ớt ngọt đông lạnh

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/ISR/1197 ngày 19/4/2021, Israel thông báo ban hành Tiêu chuẩn quốc gia SI 991 – Ớt ngọt đông lạnh (3 trang, bằng tiếng Do Thái).

Tiêu chuẩn Bắt buộc hiện hành SI 991 đối với ớt ngọt đông lạnh, sẽ được tuyên bố là tiêu chuẩn áp dụng tự nguyện. Tuyên bố này nhằm loại bỏ những trở ngại không cần thiết đối với thương mại và hạ thấp các rào cản thương mại. Sản phẩm này được bán như một phần của hỗn hợp và tất cả các yêu cầu của nó sẽ được điều chỉnh theo Tiêu chuẩn Bắt buộc trong tương lai SI 877 phần 1 (đăng tại thông báo G/TBT/N/ISR/1183).

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm giảm các rào cản thương mại và tạo thuận lợi trong giao thương.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Israel về rau trộn đông lạnh

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/ISR/1198 ngày 19/4/2021, Israel thông báo ban hành Tiêu chuẩn quốc gia SI 1131 – Rau trộn đông lạnh (5 trang, bằng tiếng Do Thái).

Tiêu chuẩn Bắt buộc hiện hành, SI 1131, đối với các loại rau trộn đông lạnh, sẽ được tuyên bố là là tiêu chuẩn áp dụng tự nguyện. Tuyên bố này nhằm loại bỏ những trở ngại không cần thiết đối với thương mại và hạ thấp các rào cản thương mại. Sản phẩm này được bán như một phần của hỗn hợp và tất cả các yêu cầu của nó đều tuân theo Tiêu chuẩn Bắt buộc trong tương lai SI 877 phần 1 (đăng tại thông báo G/TBT/N/ISR/1183).

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm giảm các rào cản thương mại và tạo thuận lợi trong giao thương.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Israel về rau chân vịt đông lạnh

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/ISR/1199 ngày 19/4/2021, Israel thông báo ban hành Tiêu chuẩn quốc gia SI 1310 – Rau chân vịt đông lạnh (3 trang, bằng tiếng Do Thái).

Tiêu chuẩn Bắt buộc hiện hành, SI 1310, đối với các loại chân vịt đông lạnh, sẽ được tuyên bố là là tiêu chuẩn áp dụng tự nguyện. Tuyên bố này nhằm loại bỏ những trở ngại không cần thiết đối với thương mại và hạ thấp các rào cản thương mại. Sản phẩm này được bán như một phần của hỗn hợp và tất cả các yêu cầu của nó đều tuân theo Tiêu chuẩn Bắt buộc trong tương lai SI 877 phần 1 (đăng tại thông báo G/TBT/N/ISR/1183).

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm giảm các rào cản thương mại và tạo thuận lợi trong giao thương.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

Thông báo của Vương quốc Ôman về thực phẩm

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/OMN/433 ngày 20/4/2021, Vương quốc Ôman thông báo về Quy định đối với chất bổ sung trong thực phẩm (10 trang, bằng tiếng Ả Rập).

Nghị định của Bộ trưởng về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật của Oman liên quan đến việc bổ sung chất dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm sau: bột mì, muối ăn, dầu mỡ và thực vật được sử dụng trong nấu ăn và sữa và các sản phẩm từ sữa. Tất cả các mục là bắt buộc.

Mục đích của quy định này nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Baranh về túi nhựa sử dụng một lần

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/BHR/596 ngày 01/4/2021, Vương quốc Baranh thông báo Dự thảo Lệnh của Bộ trưởng về việc cấm túi nhựa sử dụng một lần tại thị trường Baranh.

Mục đích của Lệnh cấp Bộ trưởng này là cấm túi nhựa sử dụng một lần tại thị trường Baranh, quyền miễn trừ áp dụng đối với túi đựng rác, túi dùng cho mục đích y tế và túi được sản xuất để xuất khẩu từ Vương quốc Baranh.

Mục đích của quy định này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của động, thực vật và bảo vệ môi trường.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Baranh về sản phẩm nhựa

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/BHR/597 ngày 01/4/2021, Vương quốc Baranh thông báo Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm nhựa.

Dự thảo này là bản cập nhật cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định việc nhập khẩu, sản xuất và sử dụng các sản phẩm nhựa, bằng cách cụ thể hóa các yêu cầu về môi trường của chúng.

Mục đích của quy định này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của động, thực vật và bảo vệ môi trường.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Baranh về nước tăng lực

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/BHR/599 ngày 20/4/2021, Vương quốc Baranh thông báo Quy định thi hành Điều 19 Luật Y tế công cộng về “Nước tăng lực” (1 trang, bằng tiếng Ả Rập).

Quy định này nêu rõ các yêu cầu đối với “Nước tăng lực” được đề cập trong điều 19 của quy định hành pháp của luật Y tế công cộng: Liên quan đến đồ uống tăng lực được tiếp thị là tăng cường năng lượng và tăng hiệu suất thể chất và tinh thần và có chứa một lượng lớn caffeine, đường hoặc chất thay thế đường làm thành phần cơ bản cùng với các thành phần khác mang lại đặc tính kích thích như vitamin, taurine, nhân sâm và guarana. Quy định cấm thực hiện bất kỳ hành động nào sau đây:

  1. Không được phép bán cho người dưới 18 tuổi. Tất cả các cửa hàng bán lẻ nước tăng lực bán trực tiếp cho người tiêu dùng, nên đặt ở vị trí nổi bật một tuyên bố rõ ràng, dễ đọc bằng cả tiếng Ả Rập và tiếng Anh là “không bán cho người dưới 18 tuổi”.
  2. Không được bán trong nhà hàng, căng tin trường học, cơ sở y tế, giáo dục.
  3. Không được phép phát miễn phí cho mọi lứa tuổi.
  4. Lời cảnh báo sau đây cần được ghi trên nhãn của Nước tăng lực bằng cả tiếng Ả Rập và tiếng Anh: “không thích hợp cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người dưới 18 tuổi nhạy cảm với caffeine hoặc bất kỳ thành phần sản phẩm nào khác, hoặc những người bị các bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là bệnh nhân Bệnh tim mạch, bệnh nhân tiểu đường, vận động viên khi tập luyện”.
  5. Quảng cáo Nước tăng lực dưới bất kỳ hình thức quảng cáo nào cho dù là (nghe, nhìn, đọc được) đều không được phép trừ khi có sự cho phép của cơ quan có liên quan trong Bộ Y tế.

Mục đích ban hành quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ trẻ em.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Braxin về giám sát hàng hóa

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/BRA/1164 ngày 26/4/2021, Braxin thông báo về Tham vấn cộng đồng số 1045, ngày 8 tháng 4 năm 2021. (4 trang, bằng tiếng Bồ Đào Nha)

Đề xuất Tham vấn cộng đồng nhằm thiết lập các yêu cầu kỹ thuật đối với việc kiểm tra vệ sinh thực tế từ xa đối với hàng hóa của các sản phẩm thuộc diện giám sát sức khỏe cộng đồng như một phần bổ sung cho quy trình đã được thông qua để đồng ý nhập khẩu.

Mục đích ban hành Tham vấn này nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Do những điểm yếu và điểm mấu chốt của quy trình kiểm tra hàng hóa hiện tại, đề xuất ban hành một đạo luật quy định cho phép thực hiện kiểm tra vệ sinh hàng hóa từ xa thông qua việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện có, và đã có sử dụng trong Cơ quan quản lý y tế Braxin (Anvisa) và các cơ quan và tổ chức khác của Cơ quan Hành chính Công. Mục đích của tiêu chuẩn là đẩy nhanh quá trình và cải thiện cơ chế kiểm soát sức khỏe, ít ảnh hưởng nhất đến hoạt động ngoại thương và an ninh hơn cho tất cả các bộ phận liên quan; sức khỏe hoặc sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: ngày 31/5/2021.

 

Thông báo của Braxin về thực phẩm bổ sung

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/BRA/1169 ngày 27/4/2021, Braxin thông báo về Tham vấn cộng đồng số 1040, ngày 8 tháng 4 năm 2021. (5 trang, bằng tiếng Bồ Đào Nha)

Đề xuất Tham vấn cộng đồng để cập nhật danh sách các thành phần, giới hạn sử dụng, công bố sức khỏe và ghi nhãn cho thực phẩm bổ sung.

Mục đích ban hành Tham vấn này nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: ngày 15/6/2021.

 

Thông báo của Braxin về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/BRA/1171 ngày 27/4/2021, Braxin thông báo về Tham vấn cộng đồng số 1037, ngày 8 tháng 4 năm 2021. (24 trang, bằng tiếng Bồ Đào Nha).

Đề xuất Tham vấn cộng đồng để thiết lập các yêu cầu kỹ thuật cho hoạt động nghiên cứu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thiết lập Giới hạn dư lượng tối đa nhằm quản lý thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở Brazil.

Mục đích ban hành Tham vấn này nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người.

Hạn góp ý cuối cùng: ngày 15/6/2021.

 

Thông báo của Malawi về khoai lang tươi

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/MWI/43 ngày 19/4/2021, Malawi thông báo về Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia DMS 1604: 2020, Khoai lang tươi – Đặc điểm kỹ thuật, Ấn bản đầu tiên (5 trang, bằng tiếng Anh)

Dự thảo tiêu chuẩn Malawi này quy định các yêu cầu và phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm đối với khoai lang tươi [ipomea batatas (L) Lam] được cung cấp tươi và đóng gói hoặc bán rời cho người tiêu dùng.

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; đảm bảo các yêu cầu chất lượng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Malawi về khoai tây tươi

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/MWI/44 ngày 19/4/2021, Malawi thông báo về Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia DMS 879: 2020, Khoai tây tươi – Đặc điểm kỹ thuật, Ấn bản thứ hai (7 trang, bằng tiếng Anh).

Dự thảo tiêu chuẩn Malawi này quy định các yêu cầu và phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm đối với củ khoai tây tươi của các giống (giống) được trồng từ giống Solanum tuberosum L. thuộc họ Solanaceae để làm thức ăn cho người. Tiêu chuẩn không bao gồm các yêu cầu đối với củ khoai tây giống.

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; đảm bảo các yêu cầu chất lượng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Malawi về sắn tươi

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/MWI/46 ngày 19/4/2021, Malawi thông báo về Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia DMS 1631: 2020, Sắn ngọt tươi – Đặc điểm kỹ thuật (7 trang, bằng tiếng Anh).

Tiêu chuẩn Malawi dự thảo này áp dụng cho các giống sắn củ ngọt thương mại được trồng từ giống Manihot esculenta Crantz, thuộc họ Euphorbiaceae, sẽ được cung cấp tươi cho người tiêu dùng sau khi sơ chế và đóng gói. Không bao gồm sắn để chế biến công nghiệp.

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; đảm bảo các yêu cầu chất lượng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 

Thông báo của Malawi về mì ăn liền

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/MWI/48 ngày 19/4/2021, Malawi thông báo về Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia DMS 798: 2020, Mì ăn liền – Đặc điểm kỹ thuật (7 trang, bằng tiếng Anh).

Dự thảo tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mì khác nhau. Mì ăn liền có thể được đóng gói với gia vị mì, hoặc ở dạng mì gia vị và có hoặc không có (các) trang trí mì trong các túi riêng, hoặc rải lên mì và sẵn sàng để tiêu thụ sau quá trình khử nước. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mì ống.

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; đảm bảo các yêu cầu chất lượng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo

 

Thông báo của Malawi về bột sắn

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/MWI/51 ngày 19/4/2021, Malawi thông báo về Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia DMS 349: 2020, Bột sắn ăn được – Đặc điểm kỹ thuật (11 trang, bằng tiếng Anh).

Dự thảo tiêu chuẩn Malawi này quy định các yêu cầu và phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm đối với bột sắn ăn được thu được từ quá trình chế biến củ sắn (Manihot esculenta Crantz) dùng cho người.  

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Phòng chống các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; đảm bảo các yêu cầu chất lượng.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo

 

Thông báo của Ucraina về sản phẩm biến đổi gien

*******

Theo tin cảnh báo G/TBT/UKR/188 ngày 20/4/2021, Ucraina thông báo Dự thảo Luật của Ucraina “Về quy định của Nhà nước đối với các hoạt động biến đổi gen và sự kiểm soát của Nhà nước đối với việc lưu hành sản phẩm biến đổi gien (GMO) và các sản phẩm biến đổi gen để đảm bảo an ninh lương thực” (41 trang, bằng tiếng Ucraina).

Các quy định chính của dự thảo Luật bao gồm:

– Cải thiện hệ thống đánh giá rủi ro GMO liên quan đến tác động có thể có đối với sức khỏe con người và môi trường;

– Cải thiện các yêu cầu đối với việc ghi nhãn các sản phẩm biến đổi gien và đưa ra các quy tắc truy xuất nguồn gốc;

– Tăng cường kiểm soát của nhà nước trong lĩnh vực xử lý GMO, cũng như xác định trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Dự thảo Luật đề xuất đưa ra một quy định toàn diện về khuôn khổ pháp lý và tổ chức đối với các hoạt động biến đổi gen, cung cấp an ninh lương thực của quốc gia thông qua giám sát (kiểm soát) việc sử dụng sinh vật biến đổi gen và lưu thông sản phẩm biến đổi gen.

Ngoài ra, mục đích của quy định này cũng nhằm thông tin cho người tiêu dùng, đảm bảo các yêu cầu ghi nhãn; Bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; Bảo vệ môi trường.

Hạn góp ý cuối cùng: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

 (Lê Thành Kông dịch từ các Thông báo TBT của WTO)

THÔNG TIN PHÁP LUẬT

 

Thủ tướng Chính phủ ban hành Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao

********

Ngày 16/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg về việc Quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao.

Quyết định này áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan

Cụ thể, doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao 21/2008/QH12 (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 của Luật Đầu tư 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76 của Luật Đầu tư 61/2020/QH14) đồng thời đáp ứng 03 tiêu chí sau:

Thứ nhất, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp;

Thứ hai, tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào hằng năm như sau: Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3000 người trở lên đạt ít nhất 0,5%;…

Thứ ba, tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp trên tổng số lao động: Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 30/4/2021.

 

Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp

********

Ngày 27/4/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BTC về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12.

Theo Tiêu chuẩn, căn cứ vào cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp được lựa chọn, thời điểm thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp cần thẩm định giá, thẩm định viên phân tích, đánh giá để sử dụng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho phù hợp và ưu tiên sử dụng Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập.

Đáng lưu ý, khi thẩm định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp. Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

Ngoài ra, giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình không xác định được nêu tại Tiêu chuẩn này. Chỉ tiêu về thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021. Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

 

Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất

********

Ngày 19/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.

Tại Nghị định nêu rõ: gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8/2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức. Thời gian gia hạn là 05 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 6/2021 và quý 1, quý 2/2021. Số thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2021 được gia hạn 04 tháng và gia hạn 03 tháng đối với số thuế của tháng 8/2021.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai đã khai.

Ngoài ra, gia hạn 06 tháng kể từ ngày 31/5/2021 đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng theo quy định đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

70 mẫu văn bản, báo cáo về hoạt động đầu tư tại Việt Nam

********

Ngày 09/4/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT về việc quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

Tại Thông tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 70 mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trong đó có 28 mẫu văn bản áp dụng đối với nhà đầu tư, 22 mẫu văn bản áp dụng đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, 04 mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư và 16 mẫu báo cáo định kỳ của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư.

Cụ thể, các mẫu văn bản áp dụng đối với nhà đầu tư hoạt động đầu tư trong nước được ban hành bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư (thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập, do nhà đầu tư đề xuất hoặc không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư); Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài…

Thông tư có hiệu lực từ ngày ký.

 

Bộ Y tế ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA

********

Ngày 17/5/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 2442/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Tại Kế hoạch nêu rõ các giải pháp, nhiệm vụ được tập trung thực hiện như sau: Tổ chức hội thảo Phổ biến nội dung cơ bản của EVFTA và Kế hoạch thực thi EVFTA của Bộ Y tế; Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư tại các nước EU nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp các nước về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam; Hướng dẫn các đơn vị mua sắm theo Hiệp định EVFTA;…

Bên cạnh đó, Kế hoạch thực hiện các hoạt động gồm: Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì thiết lập đầu mối cung cấp thông tin liên quan đến EVFTA trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2021-2022; 02 năm kể từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực và sau khi có Nghị định hướng dẫn của Chính phủ về đấu thầu liên quan đến cam kết về mua sắm Chính phủ của EVFTA, Cục Quản lý Dược xây dựng Thông tư hướng dẫn việc mua sắm dược phẩm theo cam kết tại Hiệp định EVFTA;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

(Nguyễn Thị Thắng)

 

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Hướng dẫn chứng từ xuất khẩu về giấy chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

********

Nhằm giúp các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU) có được những thông tin hữu ích về chứng nhận xuất xứ, điểm TBT Bắc Giang tiếp tục gửi đến những quy định liên quan về giấy chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU theo cuốn tài liệu “Thủ tục C/O theo EVFTA” của Thương vụ Việt Nam tại EU.

  1. Yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan sau khi nhập khẩu

Thuế được hưởng ngay từ thời điểm hiệu lực của Hiệp định.

Các điều khoản liên quan:

– Nghị định thư xuất xứ EVFTA: Điều 17, Điều 19, Điều 22

– Cơ sở pháp lý của EU: chương 3 UCC

*/ Yêu cầu chung

Điều 22 của Nghị định thư về xuất xứ EVFTA giải thích rằng, với mục đích được hưởng ưu đãi thuế quan, các bằng chứng xuất xứ được nộp cho cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu theo các thủ tục áp dụng tại Bên đó.

Hiệp định không nói trước rõ ràng về việc hồi tố đối xử ưu đãi thuế quan, và EU và Việt Nam có các quy định pháp luật trong nước khác nhau về điều này.

*/ Tại EU

Với việc áp dụng chương 3 của UCC, có thể được hưởng ưu đãi thuế quan sau khi nhập khẩu bằng cách nộp bằng chứng xuất xứ hợp lệ có thể được cấp hoặc cấp sau khi xuất khẩu tại Việt Nam.

Nghị định thư xuất xứ EVFTA quy định việc cấp hồi tố giấy chứng nhận xuất xứ EUR.1 (Điều 17 Quy chế xuất xứ EVFTA) và đối với việc thực hiện truy xuất các tờ khai xuất xứ (Điều 19 (5) Nghị định thư xuất xứ EVFTA).

*/ Tại Việt Nam

Việt Nam không cho phép hưởng ưu đãi thuế quan sau khi nhập khẩu. Đối xử ưu đãi về thuế quan của EVFTA sẽ do nhà nhập khẩu yêu cầu tại thời điểm nhập khẩu. Sau đó, nhà nhập khẩu có 30 ngày để cung cấp bằng chứng xuất xứ cho cơ quan hải quan của mình.

Nếu không yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan tại thời điểm nhập khẩu, nhà nhập khẩu không có khả năng được hoàn trả phần thuế vượt quá đã nộp sau này.

  1. Chứng từ thương mại có thể được sử dụng cho tuyên bố xuất xứ (EU) hoặc khai báo xuất xứ (VN)

Trong trường hợp doanh nghiệp quan tâm hai hình thức xuất xứ tự chứng nhận.

Các điều khoản liên quan:

– Nghị định thư xuất xứ EVFTA: Điều 19, Phụ lục VIII, chú thích 1

*/ Tài liệu thương mại

Điều 19 (3) quy định rằng “nhà xuất khẩu phải khai báo xuất xứ trên hóa đơn, phiếu xuất kho hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào khác mô tả đầy đủ chi tiết về các sản phẩm liên quan để có thể xác định được chúng […]”.

Phụ lục VIII Chú giải 7 nêu rõ:

“7. Theo mục đích của khoản 3 Điều 19 (Điều kiện để lập Tuyên bố xuất xứ), “một chứng từ thương mại khác” có thể là, ví dụ, một phiếu giao hàng kèm theo, một hóa đơn chiếu lệ hoặc một danh sách đóng gói. Một chứng từ vận tải, chẳng hạn như vận đơn hoặc đường hàng không, sẽ không được coi là một chứng từ thương mại khác. Không được phép khai báo xuất xứ trên một mẫu riêng. Tờ khai xuất xứ có thể được nộp trên một tờ riêng của chứng từ thương mại khi tờ này là một phần hiển nhiên của chứng từ này.”

Ngoài ra, trong Phụ lục VIII, Chú giải 1 quy định rằng:

“1. Theo mục đích của điểm (e) của Điều 1 (Định nghĩa), “người xuất khẩu” không nhất thiết phải là người (người bán) xuất hóa đơn bán hàng cho lô hàng (lập hóa đơn cho bên thứ ba). Người bán có thể ở trong lãnh thổ của một Bên không tham gia Thỏa thuận này.”

  1. Tích hợp xuất xứ

Những trường hợp có thể sử dụng hàng hóa của nước thứ 3 mà vẫn được hưởng ưu đãi tại EVFTA.

Các điều khoản liên quan:

– Nghị định thư xuất xứ EVFTA: Điều 3, 6, Phụ lục II, IV, V

*/ Giới thiệu

Tích lũy là một điều kiện thuận lợi được cung cấp trong các thỏa thuận ưu đãi để đạt được xuất xứ ưu đãi.

*/ Tích lũy song phương

Điều 3 (1) của Nghị định thư xuất xứ EVFTA quy định về tích lũy song phương.

Các sản phẩm kết hợp các nguyên liệu có xuất xứ từ bên kia sẽ được coi là có xuất xứ tại bên xuất khẩu nếu các nguyên liệu này trải qua các hoạt động vượt quá các hoạt động không đầy đủ được liệt kê trong Điều 6 của Nghị định thư xuất xứ EVFTA (không đủ mức chế tạo hoặc chế biến).

Nhà xuất khẩu sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ bên kia theo quy định song phương phải có bằng chứng xuất xứ cho những nguyên liệu này, theo quy định của bên kia (xem phần “1. Chứng từ xuất xứ đối với sản phẩm có xuất xứ từ EU xuất khẩu sang Việt Nam” và “2 .Giấy chứng nhận xuất xứ đối với các sản phẩm có xuất xứ tại VN xuất khẩu sang EU ”).

*/ Tích lũy đối với một số loài cá có nguồn gốc từ các nước ASEAN có FTA với EU

Các nguyên liệu đầu vào khả thi có thể được sử dụng để tích lũy như vậy được liệt kê trong Phụ lục III của Nghị định thư xuất xứ EVFTA. Các sản phẩm cuối cùng có thể được hưởng lợi từ sự tích lũy này được liệt kê trong Phụ lục IV của Nghị định thư xuất xứ EVFTA.

Việt Nam khẳng định rằng hình thức tích lũy này sẽ không được áp dụng khi EVFTA có hiệu lực.

*/ Tích tụ với vải có xuất xứ từ Hàn Quốc

Các sản phẩm cuối cùng có thể được hưởng lợi từ sự tích lũy này được liệt kê trong Phụ lục V của Nghị định thư xuất xứ EVFTA.

Như được quy định tại Điều 3 (10) của Nghị định thư xuất xứ EVFTA, việc tích lũy này có thể áp dụng với điều kiện:

(a) Hàn Quốc áp dụng với Liên minh một hiệp định thương mại ưu đãi phù hợp với Điều XXIV của GATT 1994;

(b) Hàn Quốc và Việt Nam đã cam kết và thông báo cho Liên minh cam kết của họ về:

(i) tuân thủ hoặc đảm bảo sự phù hợp với quy định của Điều này; và

(ii) cung cấp sự hợp tác hành chính cần thiết để đảm bảo việc thực hiện đúng Nghị định thư này đối với Liên minh và giữa các bên.

Vào ngày 23 tháng 12 năm 2020, Việt Nam và Hàn Quốc đã thông báo cho Liên minh Châu Âu về cam kết nêu tại Điều 3 (10) (b). Do đó, 2 điều kiện của Điều 3 (10) được đáp ứng và việc tích lũy tại Việt Nam đối với vải có xuất xứ từ Hàn Quốc quy định tại Điều 3 (7) Nghị định thư xuất xứ EVFTA được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2020.

Theo quy định tại Điều 3 (9) Nghị định thư xuất xứ EVFTA, xuất xứ của vải có xuất xứ từ Hàn Quốc sẽ được khai báo cho các nhà sản xuất Việt Nam thông qua các tờ khai xuất xứ do các nhà xuất khẩu được chấp thuận thực hiện, phù hợp với FTA EU-Hàn Quốc.

Việt Nam khẳng định rằng hình thức tích lũy này sẽ không được áp dụng khi EVFTA có hiệu lực.

  1. Tách biệt kế toán

Không nhất thiết lúc nào cũng phải tách riêng nguyên liệu đế sản xuất.

Các điều khoản liên quan:

– Nghị định thư xuất xứ EVFTA: Điều 11, Phụ lục VIII Chú giải 3

– Cơ sở pháp lý của EU: Điều 14 (1) UCC

*/ Áp dụng phân tách kế toán

Nếu nguyên liệu có xuất xứ và không có xuất xứ có thể được sử dụng thay thế nhau trong quá trình sản xuất hoặc chế biến sản phẩm thì việc quản lý nguyên liệu có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp phân biệt kế toán mà không cần giữ các nguyên liệu khác nhau trong các kho riêng biệt.

EVFTA quy định việc áp dụng phân tách hạch toán các nguyên liệu có thể thay thế được. Theo định nghĩa của Hiệp định, vật liệu có thể thay thế được nghĩa là vật liệu có cùng chủng loại và chất lượng thương mại, có cùng các đặc tính vật lý và kỹ thuật, và không thể phân biệt được với nhau khi chúng được đưa vào thành phẩm.

Trước khi áp dụng phương pháp phân tách kế toán, nhà xuất khẩu cần xin phép cơ quan có thẩm quyền của mình.

Giải thích số 3 liên quan đến sự tách biệt kế toán:

“3. Theo mục đích của Điều 11 (Phân tách Kế toán), “các nguyên tắc kế toán chung” có nghĩa là sự đồng thuận được thừa nhận hoặc sự ủng hộ đáng kể có thẩm quyền trong lãnh thổ của một Bên liên quan đến việc ghi nhận thu, chi, chi phí, tài sản và nợ phải trả; việc tiết lộ thông tin; và việc lập các báo cáo tài chính. Các tiêu chuẩn đó có thể bao gồm các hướng dẫn rộng rãi về áp dụng chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục chi tiết.

Tại EU, do cần có hệ thống quản lý hàng tồn kho (hàng tồn kho) phù hợp để áp dụng phương pháp này một cách chính xác và trong trường hợp xác minh sau đó, bằng chứng về xuất xứ của sản phẩm có thể được tái sử dụng, nhà xuất khẩu EU nên đề nghị cơ quan hải quan của mình hỗ trợ trước khi áp dụng hệ thống này. Việc cung cấp thông tin của cơ quan hải quan cho bất kỳ người nào yêu cầu áp dụng pháp luật hải quan được điều chỉnh theo Điều 14 của UCC.

  1. Dung sai

Cho phép có những sai số nhất định trong tính xuất xứ

Các điều khoản liên quan:

– Nghị định thư xuất xứ EVFTA: Điều 5

*/ Áp dụng Dung sai

Trong EVFTA, quy tắc dung sai cho phép nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ – những nguyên liệu thường bị cấm theo quy tắc cụ thể của sản phẩm, miễn là trọng lượng tịnh hoặc giá trị của chúng không vượt quá.

* 10% trọng lượng của sản phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp và nông sản chế biến thuộc Chương 2 và 4 đến Chương 24 của Hệ thống hài hòa, trừ các sản phẩm thủy sản chế biến thuộc Chương 16.

* 10% giá xuất xưởng của sản phẩm đối với các sản phẩm công nghiệp không phải là hàng dệt may.

Dung sai cụ thể áp dụng cho hàng dệt và may mặc  được phân loại trong các Chương từ HS từ 50 đến 63, được nêu trong Chú giải 6 và Chú giải 7 của Phụ lục A “Ghi chú giới thiệu danh mục trong Phụ lục II”.

Dung sai không được sử dụng vượt quá bất kỳ ngưỡng giá trị tối đa nào của nguyên liệu không có xuất xứ được liệt kê trong các quy tắc dành riêng cho sản phẩm.

Dung sai luôn cần được tôn trọng ở cấp độ đơn vị chất lượng của sản phẩm, như được quy định trong HS. Ví dụ, trong trường hợp cá ngừ đóng hộp, đơn vị đánh giá chất lượng là một lon cá ngừ chứ không phải một container đựng đồ hộp. Quy tắc xuất xứ phải được tôn trọng ở mức độ của lon. Do đó, có thể áp dụng mức dung sai 10% đối với cá không có nguồn gốc nhưng cần tôn trọng ở mức đóng hộp, điều này gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế.

  1. Vận chuyển

Các điều khoản liên quan:

– Nghị định thư xuất xứ EVFTA: Điều 13

*/ Áp dụng Quy tắc không thay đổi

Nghị định thư về  xuất xứ trong EVFTA quy định quy tắc không thay đổi và  không phải là quy tắc vận chuyển trực tiếp chặt chẽ hơn. Các sản phẩm nhập khẩu vào EU / Việt Nam sẽ giống như các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam / EU. Chúng không được thay đổi, biến đổi dưới bất kỳ hình thức nào hoặc thực hiện các thao tác khác ngoài các thao tác để bảo quản nguyên trạng hoặc ngoài việc bổ sung  hoặc đóng dấu, dán nhãn, niêm phong hoặc bất kỳ tài liệu nào khác để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu cụ thể trong nước của Bên nhập khẩu.

Việc bảo quản sản phẩm có thể được thực hiện nếu sản phẩm vẫn bị hải quan giám sát tại (các) quốc gia quá cảnh.

Việc chia nhỏ các lô hàng có thể được thực hiện nếu được thực hiện dưới trách nhiệm của nhà xuất khẩu nếu sản phẩm vẫn dưới sự giám sát của hải quan tại (các) quốc gia quá cảnh

Trong trường hợp chuyển tải hoặc tạm nhập kho ở nước thứ ba, cần phải chứng minh được rằng lô hàng đó hoặc trong trường hợp chia nhỏ lô hàng, các phần của lô hàng đã rời khỏi bên xuất khẩu cũng giống như các phần của lô hàng tới Bên nhập khẩu.

Cơ quan hải quan của bên nhập khẩu có thể yêu cầu các tài liệu chứng minh sản phẩm có xuất xứ chưa qua bất kỳ hoạt động gia công nào không được phép. Bằng chứng được yêu cầu có thể được cung cấp bằng bất kỳ phương tiện nào, bao gồm:

(a) các chứng từ vận tải theo hợp đồng như vận đơn;

(b) bằng chứng thực tế hoặc cụ thể dựa trên việc đánh dấu hoặc đánh số các gói hàng;

(c) bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến chính hàng hóa đó ;

(d) giấy chứng nhận không chuyển dụng do cơ quan hải quan của quốc gia hoặc các quốc gia quá cảnh hoặc chia tách cung cấp, hoặc bất kỳ tài liệu nào khác chứng minh rằng hàng hóa vẫn được giám sát hải quan tại quốc gia hoặc các quốc gia quá cảnh hoặc chia tách. Việt Nam khẳng định rằng nhà nhập khẩu có thể quyết định cung cấp tài liệu nào để chứng minh rằng quy tắc không chuyển dụng đã được tôn trọng. Cơ quan hải quan Việt Nam sẽ không yêu cầu cụ thể một loại chứng từ và sẽ không yêu cầu một cách có hệ thống đối với chứng từ không chuyển dụng.

(Nguyễn Thị Thắng)

TRAO ĐỔI – THẢO LUẬN

Hỏi: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có tác động tới lao động, việc làm, an sinh, xã hội như thế nào? Các cam kết về lao động đặt ra thách thức gì?

Trả lời: Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000 năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU. Mức tăng thêm việc làm trong một số ngành dự kiến như sau: dệt may tăng 71.300 (năm 2025) và 72.600 (năm 2030) mức tăng tương ứng so với năm 2018 là 1,2%, 2,3% và 2,4%; ngành da giày có tốc độ tăng việc làm là 4,3% và 3,8% vào các năm 2025 và 2030. Một số ngành khác cũng có số lượng việc làm tăng cao là vận tải hàng không (1,5% vào năm 2025), vận tải thuỷ (0,9% vào năm 2025). Tuy nhiên một số ngành sẽ chịu tác động giảm việc làm như ngành lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất lúa gạo với mức giảm từ 0,26 đến 0,36% năm.

EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan toả về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI. Theo tính toán, mức lương của các doanh nghiệp FDI sẽ cao hơn khoảng gần 1% so với doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, do các nền kinh tế của các nước thành viên EU đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước EU phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia EVFTA. Đặc biệt, do EVFTA bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp ta tăng trưởng bền vững hơn.

Bên cạnh đó, các cam kết về lao động trong đó bao gồm việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hay việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) để thực thi các cam kết về thương mại và phát triển bền vững với sự tham gia của đại diện người lao động, đại diện các doanh nghiệp, các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam có thể làm gia tăng sức ép về giám sát xã hội trong quá trình thực thi Hiệp định và từ đó đặt ra những thách thức nhất định đối với Việt Nam.

*******

Hỏi: Hiệp định EVFTA sẽ có những tác động gì đến công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam?

Trả lời: Theo kết quả nghiên cứu của Báo cáo “Việt Nam: Tăng cường hội nhập quốc tế và thực thi EVFTA” do Ngân hàng Thế giới thực hiện vào cuối tháng 4 vừa qua, EVFTA sẽ giúp Việt Nam giảm nghèo nhanh hơn. Cụ thể, Hiệp định sẽ giúp làm tăng thêm 0,8 triệu người thoát nghèo vào năm 2030, tương đương với mức giảm tỷ lệ nghèo 0,7%. Hiệp định này cũng có khả năng giúp thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa các giới thêm 0,15%, đặc biệt cho các hộ gia đình thuộc nhóm 40% có thu nhập thấp nhất.

*******

Hỏi: Hiệp định EVFTA sẽ có những tác động như thế nào đến người nông dân và ngành nông nghiệp Việt Nam?

Trả lời: Ngành nông nghiệp được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định EVFTA. Khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ được giảm thuế về 0% như: gạo tấm, các sản phẩm từ hạt… Đối với mặt hàng rau củ quả, EU cũng cam kết xóa bỏ thuế khi EVFTA có hiệu lực. Đối với thuỷ sản, khoảng 50% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ, 50% dòng thuế còn lại cũng sẽ được xoá bỏ trong lộ trình 5 – 7 năm. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA, ví dụ như gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%). Ở một khía cạnh khác, hội nhập cũng tạo thêm việc làm giúp người nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân.

Một cơ hội khác mà Hiệp định EVFTA mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam là việc thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó giúp tăng sản lượng, chất lượng nông sản, giúp nông sản Việt Nam tiến dần tới các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội này không phải là dễ dàng. Cửa đã mở nhưng để có thể thông hành, hàng nông sản của ta còn cần phải vượt qua nhiều rào cản như hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, hay vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ… Với tính chất sản xuất nông  nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, người nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp lại càng phải chủ động đẩy mạnh nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Việt Nam.

*******

Hỏi: Hiệp định EVFTA sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đến thị phần của các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp EU?

Trả lời: Trong các báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA, một thách thức luôn được đề cập đến là sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước do dòng hàng chất lượng cao từ châu Âu được mở rộng cửa vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cần xét đến các yếu tố bao gồm: cơ cấu kinh tế của EU và của ta mang tính bổ sung cho nhau, không đối đầu trực tiếp và cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam có lộ trình, đặc biệt với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, do đó, sức ép cạnh tranh mà Hiệp định EVFTA mang đến là sức ép lành mạnh, hợp lý, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Ngoài ra, cần nhìn nhận rằng cạnh tranh luôn có tính hai mặt rõ ràng. Một mặt, cạnh tranh sẽ rất tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, nhất là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu. Mặt khác, cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Đây là con đường mà sớm hay muộn ta cũng phải đi qua để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

*******

Hỏi. Các cam kết về thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA không đặt ra vấn đề trừng phạt thương mại. Vậy tác động tiêu cực của việc này như thế nào đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, ví dụ như xi măng, luyện kim rất có thể sẽ được chuyển dịch từ EU sang Việt Nam?

Trả lời: Các cam kết liên quan đến môi trường trong Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA chỉ bao gồm việc thực hiện các hiệp định quốc tế và đa phương liên quan đến biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên rừng bền vững và thương mại lâm sản, và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Đây đều là những công ước mà Việt Nam đang tham gia nên các quy định trong nước có liên quan cũng đã được xây dựng để bảo đảm việc thực thi các công ước này. Bản thân EU cũng được đánh giá là một trong những đối tác đi đầu trên thế giới về việc tuân thủ các quy định này.

Mặt khác, Chương này cũng có một số nội dung khá mới mẻ mà lần đầu tiên Việt Nam tham gia trong khuôn khổ một FTA. Do vậy, việc không có trừng phạt thương mại sẽ phần nào giúp giảm bớt sức ép đối với ta trong việc bảo đảm thực thi đầy đủ cam kết mà không ảnh hưởng đến những lợi ích kinh tế có được từ Hiệp định.

(Nguyễn Thị Thắng)

Tuesday, May 11, 2021 @ 16:43

Thông điệp Ngày Đo lường Thế giới 20/5/2021

Ngày đo lường thế giới 20/5/2021 với chủ đề “Đo lường sức khỏe”.

Chủ đề này được chọn để nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của phép đo đối với sức khỏe cũng như đối với hạnh phúc của mỗi chúng ta.

Thực tiễn cho thấy, hoạt động đo lường ngày càng phổ biến rộng rãi hơn, khoa học về đo lường luôn đóng một vai trò trung tâm trong khám phá và đổi mới khoa học, sản xuất công nghiệp và thương mại quốc tế, trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường toàn cầu.

Ngày Đo lường Thế giới là lễ kỷ niệm hàng năm việc ký kết Công ước Mét vào ngày 20/5/1875 của đại diện 17 quốc gia phát triển nhất Châu Âu thời kỳ đó. Công ước đặt ra khuôn khổ cho sự hợp tác toàn cầu trong khoa học về đo lường và trong các ứng dụng công nghiệp, thương mại và xã hội. Mục đích ban đầu của Công ước Mét – “sự thống nhất của phép đo trên toàn thế giới” – vẫn còn quan trọng cho đến ngày nay kể từ năm 1875.

Dự án Ngày Đo lường Thế giới được Viện đo lường quốc tế (BIPM) và Tổ chức Đo lường Hợp pháp Quốc tế (OIML) đồng tổ chức thực hiện. Nhân ngày kỷ niệm, Tổng giám đốc của 2 tổ chức BIPM và OIML đều có thông điệp với toàn thế giới, dưới đây là toàn văn thông điệp về Ngày Đo lường Thế giới năm 2021.

THÔNG ĐIỆP NGÀY ĐO LƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2021

Ông Martin Milton

Giám đốc Viện đo lường quốc tế (BIPM)

 

Ông Anthony Donnellan

Giám đốc Tổ chức Đo lường Hợp pháp Quốc tế (OIML)

 

Ngày Đo lường Thế giới năm 2021 diễn ra vào thời điểm thế giới đang tập trung vào việc phục hồi nhanh chóng và hiệu quả sau tác động của đại dịch COVID-19.

Tốc độ và mức độ nghiêm trọng mà virus đã ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới vào đầu năm 2020 đã buộc các chính phủ phải nhanh chóng phản ứng. Ngay từ đầu, các yêu cầu đo lường mới đã xuất hiện, bắt đầu với nhu cầu kiểm tra quy mô lớn về sự hiện diện của vi rút và hiệu suất của thiết bị bảo vệ cá nhân. Sau đó, sự phát triển của vắc-xin phụ thuộc vào việc xác định và đo lường chính xác các phân tử protein và RNA phức tạp.

Quy mô to lớn của những yêu cầu này đã thay đổi ưu tiên của các quốc gia trên toàn cầu; các chính phủ đã tập hợp lại các năng lực khoa học được thiết lập để đáp ứng những thách thức trong việc bảo vệ nhân dân của họ khỏi tác động của vi rút. Cộng đồng đo lường trên toàn cầu đã tham gia để đối mặt với những thách thức của quốc gia và toàn cầu mới này, sử dụng kinh nghiệm đã có về khoa học đo lường của mình để giải quyết các nhu cầu quốc gia như:

– thiết lập hệ thống kiểm tra khẩu trang cần thiết để bảo vệ cá nhân,

– đóng góp vào việc thiết kế và thử nghiệm các hệ thống máy thở mới cần thiết trong bệnh viện,

– xác định và đếm các phân tử vi rút trong các mẫu thử nghiệm,

– đo lường hiệu quả của liều vắc xin.

Điều này có thể thực hiện được vì các khả năng kỹ thuật đã được thiết lập để hỗ trợ nhiều phép đo cần thiết nhằm bảo vệ và cải thiện sức khỏe, cụ thể gồm:

– phát triển các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các loại thiết bị y tế có chức năng đo, bao gồm dụng cụ đo huyết áp tự động, dụng cụ nhãn khoa và ống tiêm y tế,

– củng cố thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lâm sàng bằng cách đảm bảo rằng các phép đo được thực hiện bởi nhiệt kế y tế phù hợp với thang nhiệt độ được quốc tế công nhận,

– đảm bảo rằng bệnh nhân trải nghiệm đúng liều lượng tia X trong các quy trình chẩn đoán,

– cung cấp cơ sở cho các liều bức xạ điều trị chính xác trong điều trị ung thư.

Tổ chức đo lường quốc tế đã chọn chủ đề “Đo lường sức khỏe” cho Ngày Đo lường Thế giới năm nay nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đến tầm quan trọng của đo lường trong việc hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Đó là thời điểm mà kinh nghiệm và năng lực đầu tư vào các tổ chức đo lường trên thế giới đã được chú ý trong thời gian ngắn để giải quyết những thách thức mới về y tế của các quốc gia.

Chúc các bạn có một Ngày Đo lường Thế giới năm 2021 thật thành công và mong nhận được áp phích và thông tin chi tiết về bất kỳ sự kiện nào bạn đang tổ chức.

Phòng HC&QLĐL

 

 

Wednesday, Sep 9, 2020 @ 10:22

Ghi nhãn Sản phẩm và Tầm quan trọng của việc ghi nhãn là gì?

Bất cứ khi nào bạn sản xuất một sản phẩm, bạn đều muốn truyền đạt giá trị của sản phẩm đó cho khách hàng. Một trong những cách để làm điều đó là sử dụng nhãn sản phẩm. Nhãn sản phẩm đã trở thành một phương tiện giao tiếp giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Nhãn sản phẩm có những thông tin rất quan trọng được in trên bao bì sản phẩm.

Ghi nhãn sản phẩm là gì?

Nhãn sản phẩm là một phần của bao bì sản phẩm. Ghi nhãn là thông tin bằng văn bản trên bao bì. Những nhãn viết này trên bao bì bao gồm thông tin quan trọng cần được truyền đạt cho khách hàng. Nhãn sản phẩm khác với bao bì. Bao bì sản phẩm có thể có màu sắc thương hiệu, logo và chất liệu cũng như hình dạng của bao bì, v.v… Sản phẩm là phần thông tin/văn bản.

Ví dụ – Một sản phẩm thực phẩm như mì Maggi có thể có các thành phần của sản phẩm cũng như hướng dẫn về cách sản xuất sản phẩm được viết và minh họa trên bao bì. Những hướng dẫn này không gì khác ngoài việc ghi nhãn sản phẩm của thương hiệu.

Ghi nhãn sản phẩm có thể ít hơn bằng một hoặc hai dòng đơn giản ở mặt sau của sản phẩm. Hoặc nó có thể nhiều thông tin nhất có thể ở toàn bộ mặt sau của sản phẩm dưới dạng văn bản. Nếu bạn cầm bất kỳ loại dầu gội đầu nào, bạn sẽ thấy mặt sau có đầy đủ thông tin về địa điểm sản xuất, dịch vụ khách hàng, thành phần, cách áp dụng, hướng dẫn an toàn và những thứ khác.

Tất cả các yêu cầu ghi nhãn này đến từ cơ quan quản lý. Có rất nhiều cơ quan quản lý cho tất cả các sản phẩm. Ví dụ ở Mỹ, cơ quan quản lý sản phẩm thực phẩm là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (gọi tắt là FDA). Ngay cả đối với mỹ phẩm, FDA có thể quyết định các yêu cầu ghi nhãn. Các yêu cầu ghi nhãn sản phẩm đối với mỹ phẩm ở Hoa Kỳ do cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ thiết kế.

Do đó, bất kỳ sản phẩm mới nào trên thị trường đều phải tuân thủ các nguyên tắc đóng gói và ghi nhãn này của các cơ quan quản lý của quốc gia họ.

Tầm quan trọng của việc ghi nhãn sản phẩm

1) Nhận dạng thương hiệu và sản phẩm

Nhãn trên sản phẩm là đặc điểm nhận dạng chính của sản phẩm. Bản thân tên của sản phẩm và thương hiệu được coi là một phần của nhãn sản phẩm và những nhãn sản phẩm này tạo thành bộ nhận diện thương hiệu.

Ví dụ – Hindustan Unilever Limited (Tập đoàn Unilever – HUL) thường đề cập đến thương hiệu mẹ của chính mình trên tất cả các sản phẩm vì họ muốn nhắc nhở khách hàng rằng các sản phẩm của họ thuộc thương hiệu chung của HUL và không độc lập. Hơn nữa, nó có thể là một yêu cầu pháp lý để công bố thương hiệu mẹ cùng với thương hiệu con.

2) Phân cấp và phân loại

Dầu gội Sunsilk nào cũng có nhiều loại khác nhau. Bên cạnh việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng bao bì của sản phẩm, họ cũng thay đổi nhãn mác trên dầu gội. Một số người luôn nói rằng dầu gội đầu là dầu gội “trị gàu” trong khi người khác sẽ nói rằng “mịn như lụa”. Do đó, nhãn sản phẩm có thể được sử dụng để phân biệt giữa các cấp và loại sản phẩm khác nhau.

Nếu bạn định mua bia, thì loại bia đó không đề cập đến việc nó mạnh hay nhẹ. Đây là loại bia hoặc đồ uống bạn đang mua. Tương tự, ngay cả ngành công nghiệp thực phẩm đóng gói cũng thường sử dụng nhiều loại khác nhau để phân biệt sản phẩm của họ.

3) Yêu cầu của pháp luật

Như đã đề cập ở trên, nhiều yêu cầu ghi nhãn có thể được quy định bởi cơ quan quản lý. Một số trong số đó rất phổ biến bao gồm thành phần, nhà máy sản xuất, số lô, hạn sử dụng, MRP (kế hoạch yêu cầu nguyên liệu), hướng dẫn an toàn, v.v…. Vì vậy, một công ty phải xem xét tất cả các yêu cầu pháp lý trước khi quyết định việc ghi nhãn sản phẩm.

4) Mô tả

Theo luật, một sản phẩm có thể không cần in hướng dẫn sử dụng trên bao bì của sản phẩm. Một số sản phẩm sử dụng hướng dẫn sử dụng để truyền đạt giống nhau trong khi những sản phẩm khác lại gắn hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Nếu bạn mua súp Knorr, bao bì sẽ cho bạn biết và hướng dẫn cụ thể cách làm súp. Nếu bạn mua bột ngô của Kellogg’s, trên thực tế, bao bì sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống bên cạnh việc hiển thị các thành phần thông thường và giá trị năng lượng. Vì vậy, trong một mô tả, chúng tà thường sử dụng các hướng dẫn như Cách sử dụng, cách bảo quản, v.v…

5) Khuyến mại

Mua 2 tặng 1. Đây là kiểu ghi nhãn sản phẩm mà bạn rất có thể sẽ gặp phải, đặc biệt là trong mùa lễ hội. Nếu một chương trình khuyến mãi được in trên bao bì, nó phải được tuân thủ. Nó cũng thu hút sự chú ý ngay lập tức của khách hàng.

Rất đơn giản, một chai giấm lớn đang quảng cáo rằng bạn có thể nhận được thêm 33% giấm với cùng mức giá. Hiện nay, đây là chương trình khuyến mãi sẽ thu hút ngay sự chú ý của khách hàng. Lưu ý rằng việc này chỉ tồn tại trong bán lẻ và đại siêu thị, có thể không có trong cửa hàng quảng cáo. Vào những lúc như vậy, việc ghi nhãn sản phẩm của bạn có thể trở thành người bán hàng cuối cùng cho thương hiệu của bạn. Nhìn vào nhãn sản phẩm có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

6) Thông tin bổ sung

Có thể có thông tin bổ sung về sản phẩm, công dụng cho khách hàng, có thể được sử dụng để ghi nhãn sản phẩm. Ví dụ – Một gói Maggi làm bằng lúa mì nguyên cám có thể có hình gói Maggi trên lớp lúa mì. Hình ảnh này sẽ cho thấy rằng sản phẩm lành mạnh và có thể khuyến khích khách hàng mua sản phẩm. Thông tin bổ sung tương tự như vậy, có thể là một yếu tố khác biệt có thể được sử dụng trên sản phẩm.

Trong kỷ nguyên của thương mại điện tử, việc ghi nhãn sản phẩm trở nên rất quan trọng vì khách hàng có nhiều khả năng từ chối một sản phẩm mà họ không biết cách sử dụng. Vì vậy, người bán thương mại điện tử nên đảm bảo rằng nhãn trên sản phẩm phải bao gồm tất cả các quy định pháp luật và đồng thời quảng bá sản phẩm.

Nó cũng nên sử dụng mô tả cách sử dụng thích hợp, hướng dẫn bảo quản và các chiến thuật tiếp thị khác nhau để khuyến khích việc quảng cáo bằng “truyền miệng”. Về bản chất, cần có nghiên cứu trước khi quyết định ghi nhãn sản phẩm.

Ghi nhãn là một phần quan trọng trong việc tiếp thị sản phẩm. Ghi nhãn là điều cần thiết vì nó giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Nó có thể được kết hợp với bao bì và có thể được các nhà tiếp thị sử dụng để khuyến khích người mua tiềm năng mua sản phẩm. Bao bì cũng được sử dụng để thuận tiện và truyền tải thông tin. Các bao bì và nhãn thông báo cách sử dụng, vận chuyển, tái chế hoặc thải bỏ bao bì hoặc sản phẩm.

Ghi nhãn cũng được sử dụng để phóng đại sản phẩm. Ngoài ra, nó được sử dụng để nhận dạng. Mỗi loại nhãn hiệu giúp người xem phân biệt sản phẩm với phần còn lại ở các kệ hàng trên thị trường. Một người có thể tìm hiểu về các thành phần của một sản phẩm. Điều này giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về mặt hàng họ đang tiêu thụ và việc ghi nhãn cũng giúp đề cập đến thành phần.

Ghi nhãn là một yếu tố rất quan trọng khác trong một sản phẩm. Nó sẽ hiển thị thông tin chính xác về sản phẩm. Điều này càng quan trọng hơn trong các sản phẩm như dược phẩm. Trên nhãn cũng phải có thông tin liên quan đến việc liệu sản phẩm có chứa các hóa chất độc hại hay không, đặc biệt nếu đó là sản phẩm dành cho trẻ em.

Nhãn mác cũng là một phần quan trọng tạo nên thương hiệu của sản phẩm và công ty. Nó giúp sản phẩm nổi bật trên thị trường và xác định nó như một phần của một thương hiệu cụ thể. Đây là điều quan trọng trong thời đại cạnh tranh cao và khốc liệt hiện nay.

Lê Kông

 

Tuesday, Jul 21, 2020 @ 10:35

Những mối quan ngại về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại 2020

Trước tình hình COVID-19, Ủy ban về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) đã tổ chức cuộc họp từ ngày 13 đến 14 tháng 5 năm 2020 thông qua một thủ tục bằng văn bản, cho phép các thành viên WTO trao đổi quan điểm về 72 mối quan ngại thương mại cụ thể (gọi tắt là STC) thông qua một nền tảng trực tuyến mới, eAgenda (Chương trình nghị sự điện tử).

Nền tảng eAgenda cho phép các thành viên đăng ký các mối quan ngại thương mại và trao đổi quan điểm về những mối quan ngại này. Các thành viên đã chia sẻ hơn 270 tuyên bố bao gồm các tiêu chuẩn và quy định về môi trường liên quan đến hiệu quả năng lượng, chất thải điện tử và hóa chất trong số nhiều chủ đề khác nhau.

Mối quan ngại thương mại mới

Các thành viên WTO nêu ra 21 mối quan ngại thương mại mới thông qua nền tảng trực tuyến eAgenda. Một danh sách đầy đủ của 72 mối quan ngại được nêu có sẵn tại đây.

Mối quan ngại thương mại mới bao gồm các chủ đề từ ngành sữa đến sản xuất rượu tequila, từ hiệu quả năng lượng đến đồ chơi và điện thoại thông minh.

Về nông nghiệp, quyết định cấm một loại thuốc diệt nấm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất chuối và đậu nành đã bị phản đối. Trong lĩnh vực sữa, một đề xuất cấm sử dụng rennet động vật (một bộ enzyme phức tạp được sản xuất trong dạ dày của động vật có vú nhai lại) trong sản xuất các sản phẩm sữa đã được đặt câu hỏi vì những tác động tiềm tàng đối với phô mai thương mại. Về sản xuất điện thoại, đã có một trao đổi về yêu cầu gắn nhãn bắt buộc với các gói thiết bị di động cho biết mạng di động được thiết bị di động hỗ trợ (2G, 3G, 4G hoặc 5G).

Về hiệu quả năng lượng, việc thực hiện các chương trình ghi nhãn khác nhau cũng là một điểm gây tranh cãi. Yêu cầu cho sản xuất rượu cũng đã được thảo luận. COVID-19, đại dịch đã được các thành viên khác nhau trích dẫn liên quan đến sự cần thiết của các khung thời gian linh hoạt hơn để thực hiện hoặc thích ứng với các biện pháp thương mại mới.

Nội dung tóm tắt ngắn gọn về mối quan ngại thương mại mới cụ thể như sau:.

  1. Lương thực và nông nghiệp
  2. New Zealand – Tiêu chuẩn về thông tin cho người tiêu dùng

Canada công nhận những nỗ lực của New Zealand để cung cấp cho người tiêu dùng thông tin chính xác về nước xuất xứ đối với một số thành phần đơn lẻ, thực phẩm chế biến tối thiểu nhưng gây lo ngại về chi phí liên quan đến việc tuân thủ (đối với thịt và thịt lợn ướp). Canada đề nghị New Zealand tuân theo các tiêu chuẩn CODEX có liên quan.

New Zealand cho biết các quy định sẽ cho phép nhiều quốc gia liên quan được chỉ định là nước xuất xứ trên nhãn nếu khó theo dõi chuỗi cung ứng của sản phẩm. Do COVID-19, các quy định sẽ sẵn sàng áp dụng vào tháng 6 năm 2021, thay vì tháng 6 năm 2020.

  1. Ấn Độ – Luật Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm

Hoa Kỳ bày tỏ mối lo ngại đối với thông báo không đầy đủ về chỉ thị mới của Ấn Độ liên quan đến thức ăn chăn nuôi và thời gian chuyển đổi không đủ, sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động thương mại về thức ăn và có thể cả thịt và các sản phẩm từ sữa. Về thức ăn gia súc, Hoa Kỳ đặt câu hỏi tại sao Ấn Độ không cho phép nhập khẩu nhiều thành phần thức ăn và vitamin thường được sử dụng.

Mặc dù sáu tháng đã được cung cấp cho tất cả các bên liên quan để tuân thủ, Ấn Độ đã trả lời rằng họ sẽ xem xét gia hạn do đại dịch COVID-19 hiện tại. Tiêu chuẩn về thức ăn gia súc (IS 2052: 2009) đã được xem xét định kỳ – gần đây nhất là vào năm 2019 – và Ấn Độ hoan nghênh đầu vào từ Hoa Kỳ về các thành phần thức ăn bổ sung.

  1. Ấn Độ – Giấy chứng nhận thú y mới cho các sản phẩm sữa

Một đề xuất cấm sử dụng rennet động vật (một bộ enzyme phức tạp được sản xuất trong dạ dày của động vật có vú nhai lại) trong sản xuất các sản phẩm sữa của Ấn Độ đã bị Liên minh Châu Âu (EU) phản đối. Vì hầu hết các loại phô mai của EU được làm bằng rennet động vật, điều này có khả năng ngăn chặn việc nhập khẩu chủng loại hàng hóa này vào thị trường Ấn Độ.

Ấn Độ lập luận rằng việc cấm rennet động vật trong sản xuất phô mai không phải là mới và đã tồn tại từ năm 2011. Trong lần sửa đổi gần đây về tiêu chuẩn sữa và các sản phẩm sữa, yêu cầu này vẫn được giữ nguyên.

  1. Liên minh Châu Âu – Không đổi mới việc phê duyệt hoạt chất mancozeb

Việc Liên minh Châu Âu không đổi mới việc phê duyệt mancozeb –thuốc diệt nấm – là mối quan ngại của Colombia, Brazil, Costa Rica, Hoa Kỳ, Ecuador, Paraguay, Guatemala, Indonesia và Nicaragua. Thuốc diệt nấm này được sử dụng trong canh tác của hơn 70 loại cây ăn quả và rau, chẳng hạn như chuối và đậu nành cũng như hạt và quả hạnh.

Với việc EU đã cấm chlorothalonil, một số thành viên cho biết điều này khiến các quốc gia sản xuất chuối không có công cụ kiểm dịch thực vật để kiểm soát dịch bệnh, gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Các thành viên này kêu gọi EU áp dụng cách tiếp cận đánh giá rủi ro được quốc tế chấp nhận dựa trên dữ liệu và nghiên cứu khoa học phù hợp, và hoãn biện pháp này trước những thách thức hiện tại của đại dịch COVID-19.

EU cho biết Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) kết luận rằng mancozeb không đáp ứng các tiêu chí phê duyệt như được nêu trong Điều 4 của Quy định (EC) số 1107/2009 do độc tính đối với sinh sản và sự gián đoạn nội tiết. EU cho biết nhiều khả năng sẽ có hành động tương lai riêng biệt về mức dư lượng tối đa (MRL) đối với mancozeb.

  1. Liên minh Châu Âu – Các loài thực vật có chứa dẫn xuất hydroxyanthracene

Mexico lập luận rằng quy định đề xuất của Liên minh Châu Âu hạn chế thương mại hơn mức cần thiết vì nước này áp đặt lệnh cấm tuyệt đối đối với việc sử dụng lô hội và chiết xuất của nó trong các công thức thực phẩm và đồ uống. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp của Mexico, nơi sản xuất nhiều loại sản phẩm với lô hội. Mexico yêu cầu EU xem xét lại đề xuất của mình và phù hợp với các tiêu chuẩn CODEX.

EU cho rằng biện pháp dự thảo được đề xuất dựa trên tư vấn khoa học của Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) và tham vấn rộng rãi với các quốc gia thành viên và các bên quan tâm. Tất cả các ý kiến nhận được sẽ được phân tích và xem xét để đưa ra những sửa đổi có thể cho dự thảo.

  1. Hiệu suất năng lượng
  2. Colombia – Quy chuẩn kỹ thuật về tiếp thị tại Colombia của một số sản phẩm

Quy định mới của Colombia về ghi nhãn năng lượng cho máy điều hòa không khí đã bị Hàn Quốc và Hoa Kỳ phản đối. Hàn Quốc bày tỏ quan ngại về chi phí và gánh nặng hành chính và hỏi về ngày có hiệu lực của quy định. Hoa Kỳ lưu ý đến việc Colombia tham khảo tiêu chuẩn quốc tế của Viện điều hòa không khí, sưởi ấm và lạnh (gọi tắt là AHRI) và kêu gọi Colombia mở rộng việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm được áp dụng khác.

Đáp lại, Colombia giải thích mục tiêu là cung cấp phạm vi hiệu suất năng lượng rõ ràng cho máy điều hòa không khí. Do những thách thức liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19, Colombia đã không thể xác nhận khi nào sửa đổi quy định sẽ được ban hành.

  1. Liên bang Nga, Kazakhstan, Cộng hòa Slovak, Armenia – Yêu cầu về hiệu quả năng lượng của các thiết bị liên quan đến năng lượng

Các yêu cầu hiệu quả năng lượng mới được bốn thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) áp dụng cho các thiết bị khác nhau như tivi và máy hút bụi đã được Hàn Quốc đưa ra như một mối quan ngại. Họ nói rằng thời điểm bắt đầu có hiệu lực là sớm với tốc độ phát triển công nghệ và Hàn Quốc yêu cầu một ngôn ngữ chung duy nhất được sử dụng cho các nhãn trong EAEU.

Thay mặt bốn thành viên, Liên bang Nga cho biết quy chuẩn kỹ thuật đã được soạn thảo với sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm các công ty đa quốc gia từ Hàn Quốc. Trong mọi trường hợp, các yêu cầu của Hàn Quốc sẽ được chuyển đến Ủy ban Kinh tế Á-Âu để xem xét thích hợp.

  1. Liên minh Châu Âu – Ghi nhãn năng lượng của màn hình điện tử

Trung Quốc cho biết khung thời gian thực hiện cho một quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) về ghi nhãn hiệu quả năng lượng của màn hình điện tử đang tạo ra các rào cản thương mại không cần thiết. Nghĩa vụ đối với các nhà cung cấp cung cấp nhãn mới vào tháng 11 năm 2020, bốn tháng trước khi có hiệu lực của quy định, là một mối lo ngại vì các tiêu chuẩn và phương pháp thử nghiệm tương ứng chưa có sẵn.

EU cho biết một chiến dịch thông tin dự kiến sẽ giải thích cho người tiêu dùng về việc chuyển đổi sang nhãn mới. Tuy nhiên, xem xét tình trạng khẩn cấp của dịch COVID-19 và tác động của nó đối với chuỗi cung ứng ở nhiều quốc gia, EU đang khám phá cách cung cấp thêm tính linh hoạt, có khả năng giúp các nhà sản xuất có thêm bốn tháng để tuân thủ.

  1. Vương quốc Ả Rập Xê Út – Hiệu suất năng lượng tối thiểu, ghi nhãn và yêu cầu thử nghiệm đối với máy điều hòa không khí

Trung Quốc lưu ý rằng máy điều hòa không khí của họ bị phát hiện là không phù hợp với yêu cầu hiệu quả năng lượng của Ả Rập Xê Út trong các kiểm tra ngẫu nhiên do hải quan Ả Rập Xê Út thực hiện. Trung Quốc yêu cầu dữ liệu thử nghiệm được cung cấp cho các nhà sản xuất của mình để họ có thể khắc phục những vấn đề này và sẽ có thêm thời gian để gia hạn chứng chỉ.

Ả Rập Xê Út cho biết họ đã tuân theo thông lệ quốc tế và có thể lấy dữ liệu chi tiết về thử nghiệm bao gồm các lý do không tuân thủ. Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng của Ả Rập Xê Út (SASO) cho phép gia hạn giấy chứng nhận hiệu quả năng lượng ba tháng trước khi hết hạn, đó là thời gian đủ theo quan điểm của Ả Rập Xê Út.

III. Thiết bị điện và Công nghệ thông tin

  1. Việt Nam – Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hoa Kỳ đã nêu vấn đề về thời gian ngắn để thực hiện các quy định đề xuất của Việt Nam đối với các sản phẩm Công nghệ thông tin, lưu ý đến việc thiếu các phòng thí nghiệm đủ điều kiện tại Việt Nam để thử nghiệm một số sản phẩm. Có ý kiến cho rằng Việt Nam tiếp tục công nhận tính hợp lệ của các chứng chỉ hiện có cho đến khi hết hạn và cung cấp một giai đoạn chuyển tiếp đầy đủ.

Việt Nam cho biết, thông báo về dự thảo thông tư được đưa ra với thời gian góp ý 60 ngày và không nhận được bất kỳ góp ý nào từ các thành viên WTO. Hơn sáu tháng đã được cung cấp cho giai đoạn chuyển tiếp. Việt Nam làm rõ rằng họ sẽ chỉ định và công nhận các phòng thử nghiệm có thẩm quyền trước khi quy định có hiệu lực.

  1. Liên minh Châu Âu – Sửa đổi Quy định về pin

Nhật Bản yêu cầu sửa đổi theo kế hoạch đối với các quy tắc của Liên minh Châu Âu (EU) về pin (bao gồm cả xe điện) phải được thực hiện một cách minh bạch và không tạo ra các rào cản thương mại không cần thiết. Công việc song song trong Diễn đàn Thế giới của Liên hợp quốc về Hài hòa các quy định phương tiện (WP29) nên được xem xét. Nhật Bản cũng yêu cầu Liên minh châu Âu cung cấp thông báo TBT kịp thời và thời gian chuyển tiếp đầy đủ.

EU giải thích mục đích là cải thiện hiệu suất môi trường và tính bền vững trong toàn bộ vòng đời của pin, bao gồm cả nguồn nguyên liệu thô có trách nhiệm cho sản xuất pin và truy xuất dấu vết carbon liên quan của chúng. EU sẽ thông báo đề xuất lên Ủy ban TBT để lấy ý kiến và cung cấp đủ thời gian để các doanh nghiệp thích nghi.

  1. Colombia – Bao bì thiết bị di động

Hoa Kỳ đã hỏi Colombia về kế hoạch yêu cầu ghi nhãn bắt buộc trên bao bì thiết bị di động, cho biết mạng di động được thiết bị hỗ trợ (2G, 3G, 4G hoặc 5G), có vẻ quá nặng nề và không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Hoa Kỳ yêu cầu thời gian chuyển đổi ít nhất sáu tháng để cho phép các nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà bán lẻ thích nghi.

Colombia cho biết họ vẫn đang xem xét và phân tích các ý kiến do Hoa Kỳ gửi. Colombia cho biết một số quyết định của chính quyền đã bị trì hoãn do tình trạng khẩn cấp của dịch COVID-19 và thông tin đó sẽ được truyền đi càng sớm càng tốt.

  1. Ấn Độ – Mở rộng chứng nhận quốc gia về phích cắm, ổ cắm và dây nguồn

Trung Quốc đã gặp vấn đề với việc Ấn Độ mở rộng chứng nhận bắt buộc đối với phích cắm, ổ cắm và các sản phẩm liên quan. Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ thông báo yêu cầu mới và để làm rõ các thủ tục đánh giá sự phù hợp áp dụng. Trích dẫn những khó khăn liên quan đến đại dịch COVID-19, Trung Quốc cho biết ngành công nghiệp sẽ cần thêm thời gian để thích nghi.

Ấn Độ trả lời rằng biện pháp này đã được chuẩn bị sau khi tham khảo ý kiến các bên liên quan để bảo vệ an toàn công cộng và môi trường, đồng thời để ngăn chặn các hành vi lừa đảo. Ấn Độ cho biết do những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, thời gian thực hiện được kéo dài thêm sáu tháng.

  1. Hóa chất và chất thải
  2. Bangladesh – Quy định quản lý chất thải điện tử nguy hiểm

Canada, Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Liên minh Châu Âu lo ngại về sự thiếu rõ ràng của quy định đề xuất của Bangladesh về quản lý chất thải điện tử. Theo quan điểm của họ, việc phân loại một số chất, chẳng hạn như niken, là chất độc hại, dường như không được hỗ trợ tốt và chính sách này có thể tạo ra rào cản thương mại đối với các sản phẩm có giá trị, bao gồm các thiết bị và thiết bị y tế quan trọng.

Bangladesh nói rằng sự quan ngại của các nước thành viên đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và trả lời sẽ được cung cấp trong kỳ họp tới. Trong khi đó, thời gian góp ý cho thông báo đã được kéo dài.

  1. Ấn Độ – Dự thảo quy tắc quản lý và an toàn hóa chất

Hoa Kỳ đã đặt câu hỏi về việc Ấn Độ phân loại một số hóa chất nhất định là “các chất ưu tiên” mà không có sự tham khảo ý kiến ​​cộng đồng, điều này có thể làm gián đoạn thương mại. Hoa Kỳ kêu gọi Ấn Độ sử dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro và làm rõ mối quan hệ của các quy định dự thảo với các quy định hiện hành của Ấn Độ. Ấn Độ được yêu cầu chấp nhận các thủ tục đánh giá sự phù hợp của nước ngoài và cung cấp một giai đoạn chuyển tiếp đầy đủ.

Ấn Độ nói rằng các quy tắc dự thảo chưa được hoàn thiện và được lưu hành giữa các hiệp hội ngành như một phần của nội dung tham vấn với các bên liên quan. Ấn Độ cho biết thêm rằng dự thảo sẽ được thông báo sau khi hoàn thành và sẽ có một khoảng thời gian hợp lý cho các góp ý.

  1. Ấn Độ – Quy định kiểm soát chất lượng đối với các chất hóa học và hóa dầu

Canada, Liên minh châu Âu và Đài Loan yêu cầu Ấn Độ giải thích lý do căn bản để đưa ra một loạt các tiêu chuẩn Ấn Độ về hóa chất và hóa dầu, và tại sao các tiêu chuẩn quốc tế không được sử dụng. Điều này có thể làm suy giảm việc tiếp cận thị trường. Họ kêu gọi Ấn Độ cho phép các cơ quan thanh tra và kiểm tra ở các thành viên khác tham gia vào quá trình đánh giá sự phù hợp theo kế hoạch.

Ấn Độ nói rằng quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường và ngăn chặn các hành vi lừa đảo và Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là cơ quan chứng nhận cho mục đích đánh giá sự phù hợp.

  1. Rượu
  2. Úc – Yêu cầu thời gian ủ đối với rượu nhập khẩu

Brazil đã đặt câu hỏi về yêu cầu của Úc đối với một số đồ uống có cồn được ủ bằng thùng gỗ trong thời gian tối thiểu hai năm và tác động đối với thương mại của rượu cachaça. Thời gian ủ không liên quan đến bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng hoặc yêu cầu vệ sinh nào đối với rượu cachaça. Brazil đã hỏi về ý nghĩa của việc ghi nhãn cho rượu cachaça và các khung thời gian để công bố quy định cuối cùng.
Úc đã xem xét làm thế nào để cho phép nhập khẩu các loại rượu mạnh không bị hạn chế, chẳng hạn như rượu cachaça, mà không vi phạm yêu cầu thời gian ủ đối với rượu whisky, rượu mạnh hoặc rượu rum. Úc cam kết thúc đẩy các sửa đổi này càng nhanh càng tốt và một dự thảo cho ý kiến ​​công chúng sẽ được công bố khi có sẵn.

  1. Liên bang Nga – Quy định về an toàn đồ uống có cồn

Mexico yêu cầu Nga xác nhận liệu một quy định kỹ thuật mới được giới thiệu bởi Cộng đồng kinh tế Á-Âu sẽ áp dụng cho rượu tequila. Mexico cũng yêu cầu thông tin cập nhật về ngày có hiệu lực cũng như mọi thông tin liên quan đến quá trình thực hiện.

Nga nói rằng các quy định kỹ thuật bao gồm tất cả các sản phẩm rượu, bao gồm cả rượu tequila. Nó có hiệu lực vào ngày 9 tháng 1 năm 2021 với thời gian chuyển tiếp đến năm 2024. Trong thời gian chuyển tiếp, giấy chứng nhận hợp chuẩn được cấp trước khi có hiệu lực sẽ có hiệu lực đến năm 2024.

  1. Myanmar – Quy định nhập khẩu đồ uống có cồn

Mexico cho biết yêu cầu lão hóa 12 năm của Myanmar có thể ngăn chặn nhập khẩu rượu tequila, vì không có loại rượu tequila nào tuân thủ yêu cầu như vậy. Mexico yêu cầu làm rõ về phạm vi sản phẩm của quy định và nhắc nhở Myanmar thông báo cho WTO.

  1. Các quan ngại khác
  2. Hoa Kỳ – Hướng dẫn về các hoạt động đánh giá sự phù hợp của liên bang

Liên minh châu Âu đã đặt câu hỏi tại sao đề xuất sửa đổi hướng dẫn của Hoa Kỳ về đánh giá sự phù hợp cho các cơ quan chính phủ đã loại bỏ các tham chiếu minh họa cho các tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp quốc tế, như của ISO và IEC.

EU cũng lo ngại rằng hướng dẫn này không đủ khuyến khích sự công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở cấp tiểu bang.

Đáp lại, Hoa Kỳ cho biết đây không phải là quy định kỹ thuật cũng không phải là quy trình đánh giá sự phù hợp và do đó được liệt kê là mối quan ngại thương mại cụ thể trong Ủy ban TBT là không phù hợp. Hoa Kỳ cho biết họ sẽ giải quyết các ý kiến ​​thực tế trong hướng dẫn cuối cùng, và điều này sẽ được thông báo cho WTO.

  1. Ấn Độ – Quy định về kiểm soát chất lượng đồ chơi

Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Canada cho biết các biện pháp mới của Ấn Độ về kiểm soát chất lượng đồ chơi sẽ kết hợp với những khó khăn hiện có mà các nhà sản xuất đồ chơi của họ gặp phải khi tiếp cận thị trường Ấn Độ. Các vấn đề với giấy phép, kiểm toán nhà máy, lệ phí và bảo lãnh ngân hàng đã được thảo luận. Họ kêu gọi Ấn Độ cho phép các nhà sản xuất đồ chơi sử dụng tuyên bố về sự phù hợp của nhà cung cấp thay vì kiểm toán nhà máy sản xuất đồ chơi của BIS, điều này sẽ rất khó khăn khi đưa ra các hạn chế di chuyển do dịch COVID-19 hiện tại.

Ấn Độ giải thích mục đích là giám sát chặt chẽ hơn chất lượng đồ chơi để giữ an toàn cho trẻ em. Đồ chơi được bảo đảm theo cùng tiêu chuẩn Ấn Độ sẽ có cùng giấy phép và BIS sẽ sớm ban hành hướng dẫn nhóm quy định một số lượng tối thiểu các loại đồ chơi sẽ được thử nghiệm.

Lê Thành Kông – theo TBT/WTO